Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều kỵ khi chuyển về nhà mới

1. Những món đồ dọn về nhà mới không nên mang theoGiày làm bằng xốp

Vật liệu tạo bọt thường được sử dụng để làm dép. Vì giá rẻ và quy trình sản xuất đơn giản, giá tương đối thấp và được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi giày có chất liệu xốp này sẽ bốc ra mùi khó chịu. Thứ hai, giày xốp cũng rất thấm nước. Do đó, bên trong giày sẽ hấp thụ mồ hôi và sinh sản vi khuẩn. Nếu không được làm sạch kịp thời, nó không chỉ bẩn mà còn dễ bị hôi chân và nấm, thậm chí tê phù khi mang những đôi giày như vậy.

nhung do vat Gối

Sau khi ngủ một thời gian, chiếc gối trông rất sạch sẽ, nhưng thực tế, bên trong gối rất bẩn. Vỏ gối bên ngoài có thể được làm sạch, nhưng phần lõi bên trong ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi bạn chuyển đến một ngôi nhà mới, nếu bạn mang theo những chiếc gối như vậy, sẽ chỉ làm nhiễm bẩn giường mới, và gây khó chịu khi ngủ.

Đồ chơi nhồi bông

Sau khi chơi với những món đồ chơi nhồi bông trong một thời gian, nó sẽ bị vấy bẩn bởi nhiều vết bụi khác nhau, và cũng có bọ ve và vi khuẩn. Ngoài ra, đồ chơi nhồi bông không dễ để làm sạch. Sau khi chơi một thời gian dài, nếu bạn chuyển đến một ngôi nhà mới, đừng mang chúng nếu có thể. Đồ chơi nhồi bông cũ bẩn sẽ chỉ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Khả năng miễn dịch của trẻ em vốn đã kém. Chơi với những đồ nhồi bông cũ lâu ngày sẽ càng nhiều khả năng bị bệnh.

Đồ dùng vệ sinh cũ

Chúng bao gồm: bàn chải đánh răng cũ, khăn cũ, đồ sắp hết. Mọi người nên biết rằng, khăn và bàn chải đánh răng thực sự cần phải được thay thế thường xuyên, vì vậy khi chuyển đến nhà mới, những thứ cũ này không nên mang theo, bởi loại vật dụng cá nhân này không được bảo vệ khi vận chuyển và dễ bị ô nhiễm. Ngoài ra, chai và lon chiếm nhiều không gian hơn. Xem có cần cần thiết sử dụng không thì nên bỏ lại hoặc cho vào chai nhỏ gọn hơn để mang theo.

2. Những lưu ý phong thủy khi dọn về nhà mới

Chọn ngày tốt nhập trạch 

Việc chọn ngày lành chuyển nhà tượng trưng cho một khởi đầu tốt đẹp. Mọi chuyện sau đó cũng vì thế mà may mắn, suôn sẻ hơn. Nhiều người tin rằng, ra mắt thần linh, thổ địa vào những ngày trời đất hòa hợp sẽ tốt cho phong thủy nhà ở, đem đến nhiều tài vận cho gia chủ. Quan niệm dân gian cho rằng khi chọn ngày chuyển nhà, gia chủ nên chọn ngày “Thủy” và tránh chọn ngày ”Hỏa”, tốt nhất là vào ngày có Dịch Mã hay ngày Tam hợp, ngày Hoàng đạo, ngày Trực Thành…

Ngược lại, gia chủ cần tránh một số ngày xấu như ngày Hắc đạo, ngày Trực Phá, ngày Đại Bại, ngày Tam Nương, ngày Dương công kỵ Nhật, ngày mùng 1 và ngày rằm 15 âm lịch. Ngoài ra, khi xem ngày để chuyển nhà cũng nên chú ý một chút đến con giáp của gia chủ, nếu con giáp đó xung với ngày là dấu hiệu không lành, nên tránh chọn những ngày đó.

Từ xa xưa, ông bà ta đã rất kiêng chuyển nhà vào ban đêm. Theo quan niệm phong thủy nhà ở, buổi sáng là thời gian con người sống và làm việc, còn tối đến là thời điểm để nghỉ ngơi, xum vầy. Chính vì vậy, việc chuyển nhà vào đêm ám chỉ một cuộc sống không an nhàn, vất vả ngược xuôi ngày đêm. Sáng sớm hoặc buổi trưa là khoảng thời gian đẹp nhất để thực hiện việc chuyển nhà. Gia chủ nên cố gắng sắp xếp thời gian để chuyển vào nhà mới trước khi mặt trời lặn, tốt hơn hết, gia chủ nên hoàn thành việc chuyển nhà trước 15h (3 giờ chiều).

Cúng thổ địa, thần linh 

Nhập trạch không thể thiếu nghi thức cúng bái, thắp hương các vị thổ thần, thổ địa, khấn phù hộ độ trì và cầu bình an cho gia chủ. Cũng giống đăng ký hộ khẩu, lễ cúng thổ địa thần linh như lời chào hỏi và xin phép các vị cho gia chủ “nhập khẩu cư trú” tại vùng đất ấy.

Trong nghi thức cúng thổ địa, thần linh, mâm lễ phải được bày biện trang trọng và đầy đủ hoa hương, vàng mã, cau trầu,… để không làm phật ý các Ngài.

Xông nhà cải thiện phong thủy nhà ở 

Đặc biệt là những ngôi nhà lâu ngày không có người ở, ẩm mốc lâu ngày. Việc xông nhà giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày, tẩy ô uế và đẩy các năng lượng xấu ra khỏi nhà.

Nấu ăn trong ngày đầu tiên đến ở 

Một mẹo phong thủy nhà ở khác có liên quan tới nấu nướng có lẽ bạn cần biết: trong ngày đầu tiên đến ở, dù đã rất mệt nhưng bạn hãy cố gắng nấu một món ăn đơn giản cho gia đình. Theo phong thủy nhà ở, bếp giữ vai trò vô cùng quan trọng, đây là nơi “giữ lửa” cho ngôi nhà. Việc nấu ăn giúp làm ấm không gian và tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà. Nhiều người tin rằng nên sử dụng bếp gas (có lửa) thay vì bếp điện, vì bếp điện không thể làm ấm căn bếp. Tuy vậy, điều này không thực sự cần thiết, tùy điều kiện của từng gia đình mà có thể cân nhắc.

Để cầu chúc tài lộc, sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong gia đình, bạn hãy nhớ nổi lửa đun một ấm nước. Khi lấy nước để đun, nhớ mở vòi nước vừa phải, để nước chảy từ từ. Nước chảy không ngừng tượng trưng cho tài lộc không bao giờ cạn, gia chủ lúc nào cũng sung túc đủ đầy. Còn việc nổi lửa đun nước là ngụ ý cầu mong cho cuộc sống sau này lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, người sống trong nhà sinh lực dồi dào, tràn đầy nhiệt huyết.

Thay thế cây cảnh đã héo trong nhà 

Khi chuyển tới nhà mới, bạn nên dạo quanh nhà và thay thế tất cả các cây cảnh đã héo úa. Theo nguyên tắc phong thủy nhà ở, cây cảnh chết tượng trưng cho vận khí xấu, mang đến không khí u buồn, thiếu sức sống cho ngôi nhà mới của bạn.

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Tôi với Tản Đà thi sĩ

Vừa rồi Tản Đà thi sĩ về chầu Trời (nói thế cho oai và cũng cho có sách, nghĩa là dùng điển ở thơ ông)! Nghe tin, tôi cảm động...

Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp

Cùng với những thương nhân, thừa sai, nho sĩ người Ý, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ người Pháp đã để lại nhiều ghi chép quan...

Tính vô tổ chức của người Việt

Người Việt mình là những người không thể làm việc nhóm, chúng ta thường nhận xét về nhau như vậy, và cũng từng nghe người nước ngoài nói về người...

Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ

Chữ "Hỷ" được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ "Hỷ" trong...

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Thàng Cưng, lực lưỡng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc...

Đi ăn cháo tiều trong Chợ Lớn

Cách ăn của người Hoa cũng rất khác nhau. Nếu như người Quảng Đông chuộng những món chiên xào, hơi nhiều dầu mỡ, người Hẹ trung thành với vị cay nồng trong...

Cơn ác mộng hạt nhân: 2 cách xử lý khác biệt

Ngày 6 và 9/8/1945, lần đầu tiên thế giới chứng kiến sức hủy diệt của bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Nhật Bản. Thứ vũ khí “tối...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Đà Lạt những năm 1989-1990 qua ống kính Doi Kuro

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân. Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Exit mobile version