Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những truyền thuyết về ma quỷ ở Nhật Bản

Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ với những truyền thuyết đáng sợ khiến bạn “tim đập, chân run”…

Nhật Bản là một đất nước có nhiều điều hấp dẫn cùng truyền thống đặc biệt. Nhưng đây cũng là đất nước có nhiều câu chuyện ma quái với độ chân thực cao hơn bình thường. Chúng ta cùng điểm lại những truyền thuyết về ma ở đất nước mặt trời mọc nhé.

1. Búp bê mọc tóc Okiku

Thật không ngoa khi nói rằng, những bộ phim kinh dị về búp bê luôn thuộc vào hàng đáng sợ nhất. Thậm chí ngay bản thân búp bê cũng đã có thể đem lại những nỗi sợ vô hình. Tại Nhật Bản cũng không ngoại lệ, có nhiều truyền thuyết về ma búp bê, trong đó nổi bật nhất là câu chuyện về búp bê… mọc tóc – búp bê Okiku.

Búp bê Okiku được đặt tên theo người chủ sở hữu cuối cùng. Truyền thuyết kể rằng, một cậu bé đã mua tặng con búp bê này cho cô em gái của mình, cô bé Okiku khi mới 2 tuổi. Cô bé rất thích coi búp bê giống như một người bạn, luôn gắn bó với nó. Tuy nhiên thảm kịch đã xảy ra, cô bé mất vì bạo bệnh.

Gia đình cô bé giữ lại con búp bê, nhưng một thời gian sau họ nhận thấy mái tóc của nó thực sự… mọc dài ra. Một thầy phù thủy nhận định linh hồn cô bé không thể siêu thoát và đã nhập vào thứ gắn bó nhất với mình.

Năm 1938, gia đình quyết định giao búp bê cho nhà chùa. Búp bê Okiku hiện vẫn được trưng bày tại chùa Mannenji thuộc Iwamizawa, Hokkaido. Con búp bê khá lớn, dài khoảng 40cm, mặc kimono truyền thống của Nhật Bản và mái tóc… vẫn đang mọc tiếp.

Khi mới xuất hiện tại chùa Mannenj, búp bê Okiku có bộ tóc trụi lủi, nhưng qua nhiều năm mái tóc đã dài ra đáng kể – khoảng 25cm và vẫn đang phát triển dù được tỉa tót hàng năm.

2. Truyền thuyết công viên Inokashira

So với câu chuyện trên thì truyền thuyết công viên Inokashira thuộc dạng “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều, nhưng có lẽ đối với những đôi lứa yêu nhau thì không.

Công viên Inokashira nằm tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Nơi đây có một cái hồ rất đẹp, quang cảnh phù hợp, thậm chí có cả dịch vụ “bơi thuyền đạp vịt”. Tuy nhiên, dù biết rằng đi bơi thuyền trên hồ rất lãng mạn, nhưng có một truyền thuyết kể lại rằng, những cặp đôi bơi thuyền tại đây mối quan hệ sẽ xấu đi nhanh chóng và mãi mãi không thể đến được với nhau.

Truyền thuyết này gắn với thần của hồ Benzaiten – vị thần của nước, sắc đẹp và ngôn ngữ được thờ bên cạnh hồ. Theo truyền thuyết, đây là một vị thần mang đầy lòng đố kỵ và ghen ghét nên thần Benzaiten đã nguyền rủa tất cả cặp đôi dám cả gan thể hiện tình cảm trên hồ của bà.

Truyền thuyết dù sao cũng chỉ là truyền thuyết, nhưng các cặp đôi cũng có thể cân nhắc, vì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”  “có kiêng, có lành” mà.

3. Truyền thuyết về loài chó mang khuôn mặt giống người

Không giống với hầu hết các sinh vật đáng sợ ở Nhật Bản, con chó mang khuôn mặt giống người có tên là Jinmenken, được coi là vô hại với con người.

Một truyền thuyết xa xưa đã đề cập đến câu chuyện về con chó kỳ lạ này. Nếu bạn vô tình bắt gặp chúng trên đường, nếu đi qua và coi chúng “không tồn tại”, thì nó sẽ không làm gì bạn. Nếu bạn chọc ghẹo hay giả như vui đùa với chúng, Jinmenken sẽ sẵn sàng “hỏi thăm” bạn.


Hình chú chó có khuôn mặt giống người. (Ảnh minh họa)

Theo truyền thuyết, người ta còn phát hiện ra rất nhiều “sinh vật lạ” xung quanh những chú chó này, chúng chạy dọc đường cao tốc và quanh quẩn khắp chỗ khắp nơi. Nhiều tin đồn cho rằng, rất có thể linh hồn của các nạn nhân bị chết bởi xe hơi đã bị mắc kẹt lại ở “trú” nhờ vào sinh vật này, khiến chúng có khuôn mặt kỳ dị như vậy.

Tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng, Jinmenken thực ra chỉ là một loài khỉ ở Nhật Bản hay “đi lang thang” trên đường cao tốc, chúng có khuôn mặt giống người nên dễ khiến mọi người nhầm lẫn mà thôi.

4. Truyền thuyết về quái vật Nurikabe

Theo dân gian, các hiện tượng siêu nhiên là một mối đe dọa lớn đối với người đi đường Nhật Bản vào ban đêm. Mối đe dọa đó tương đương với sự tấn công của động vật hoang dã hay kẻ cướp ngày nay.

Ánh sáng duy nhất dẫn đường cho bạn thường là Mặt trăng và các ngôi sao, điều này đồng nghĩa với việc, những người đi trong bóng tối sẽ bị lạc đường. Người xưa cho rằng, con quái vật có tên Nurikabe chính là nguyên nhân của những điều rắc rối trên.

Nurikabe là những con quái vật có hình dạng giống như một bức tường xuất hiện trên đường đi. Giống nhiều con quái vật khác, Nurikabe là một kẻ ma ranh. Nó thường tàng hình để chặn người đi đường, buộc họ phải đi xung quanh.

Thậm chí nếu người xưa cố gắng đi theo một con đường khác thì bức tường cũng sẽ dần cao hơn và di chuyển theo. Người ta nói rằng, bất cứ ai gặp phải một Nurikabe có thể bị lạc cả ngày.

5. Truyền thuyết về bước chân lạ trong phòng

Những ngôi nhà lớn ở Nhật Bản theo kiểu cũ luôn có các phòng được ngăn cách với nhau bằng các tấm Shoji. Khi kéo những tấm này sẽ tạo ra tiếng vọng và người ta có cảm giác như nó đến từ những nơi xa lạ.

Zashiki-warashi là linh hồn trẻ con sống trong căn phòng trống, khoảng 12 tuổi. Trong khi những tiếng động bí ẩn và sự xuất hiện đột ngột của Zashiki-warashi làm cho hầu hết các gia đình lo sợ thì ngược lại, chúng được cho là mang lại may mắn, thịnh vượng cho bất cứ ai mà chúng sống cùng.

Khi Zashiki-warashi rời đi cũng sẽ mang theo may mắn và sự thịnh vượng này. Có câu chuyện kể lại rằng, một gia đình chung sống cùng hai Zashiki-warashi và được hưởng rất nhiều sự giàu sang.

Đến khi chúng rời đi, gần như ngay sau đó cả gia đình đã qua đời khi người quản gia vô tình chế biến nhầm nấm độc. Một gia đình tiếp theo mà hai Zashiki-warashi này chuyển đến sống chung, ngay lập tức lại trở nên giàu có.

6. Truyền thuyết về quái vật Ubume bắt cóc trẻ em

Có rất nhiều lý do cho sự biến mất của một đứa trẻ nhưng theo một truyền thuyết của Nhật Bản, trẻ em mất tích hầu hết là do bị bắt để cướp linh hồn bởi một con quái vật gọi là Ubume.

Ubume là một sinh vật giống chim nhưng có thể hóa thành một người phụ nữ bắt cóc trẻ em mỗi khi lông của nó bị ngắt. Ubume được cho là linh hồn của những người phụ nữ chết trong khi sinh con hoặc khi mang thai.

Mối giao kết với đứa trẻ bị mất khiến Ubume luôn thèm khát cướp lại tất cả những gì đã từng là của mình. Bắt cóc trẻ con là một cách để trả thù cho những chiếc lông bị mất.

Một lời giải thích khác cho rằng, Ubume là một người phụ nữ để ngực trần bế em bé. Xuất hiện vào lúc hoàng hôn tại các giao lộ, cầu cống, các Ubume sẽ nhờ người qua đường giữ hộ đứa con của mình trong khi cô chạy đi công chuyện.

Đứa bé sẽ trở nên ngày một nặng hơn cho đến khi người giữ nó đọc một lời cầu nguyện Phật giáo. Sau đó, Ubume trở lại và cám ơn họ vì đã đưa con mình trở về thế giới của người sống.

Nhiều câu chuyện khác kể về việc Ubume tìm kiếm người giám hộ để chăm sóc cho em bé sau cái chết của mình. Có người lại nói, Ubume đã nuôi đứa trẻ bằng cách thường xuyên vào thị trấn mua đồ nhưng số tiền mà người chủ nhận được sẽ biến thành lá khô sau khi Ubume rời đi.

7. Truyền thuyết về linh hồn Kanashibari tạo ra bóng đè

Khoảng 40% dân số Nhật Bản thường hay bị bóng đè và trong văn hóa dân gian, người ta gọi đó là kanashibari có nghĩa là “bị sắt đè lên người“.

Có rất nhiều chương trình truyền hình và blog viết về hiện tượng này và người Nhật cũng có nhiều cơ hội được cảm nhận Kanashibari. Họ cũng tin rằng, Kanashibari là do linh hồn gây ra. Trẻ em mọi lứa tuổi đều mô tả đó là những bóng ma hay người lạ mặt đi lại trong phòng và sẵn sàng ghì chúng xuống giường khi đang ngủ.

Chúng cũng nói rằng nếu ngủ với một con thú nhồi bông bị ma ám, nó sẽ nằm đè lên bạn để ngủ. Những người khác thì cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là do sinh hoạt không điều độ hoặc học tập quá nhiều. Nhưng những người mê Kanashibari thì vẫn luôn tìm cách gây sự chú ý bằng những câu chuyện kinh dị về các “linh hồn”.

8. Truyền thuyết về trần nhà lạnh và bẩn là do quỷ Tenjo

Vào mùa đông, căn nhà của bạn sẽ không ấm nếu không có sự trợ giúp của hệ thống sưởi ấm và cách nhiệt hiện đại. Những ngôi nhà có trần nhà cao lại càng trở nên lạnh và tối hơn vào ban đêm. Một truyền thuyết cho rằng, lạnh và tối đều là do một con quái vật có tên gọi là Tenjo gây ra.

Các sinh vật này sẽ cheo leo ở trên cao của căn phòng, làm giảm nhiệt độ và che trần nhà. Đó là một sinh vật cao lớn, có xương sống với một cái lưỡi dài mà nó dùng để liếm trần.

Khi Tenjo liếm trần nó làm cho trần nhà rất bẩn. Đổ tội cho một con quái vật gây ra vết bẩn trên trần nhà hay nguyên nhân của sự lạnh lẽo vào mùa đông nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng vẫn có khá nhiều người tin vào câu chuyện này.

9. Rokurokubi: Ma cổ dài

Rokurokubi là một con ma truyền thống của Nhật Bản. Chúng là những con yêu nữ sở hữu cái cổ dài, linh hoạt. Rokurokubi thường giả làm người bình thường vào ban ngày nhưng ban đêm chúng có thể kéo dài cổ để dọa người khác. Tuy nhiên, chỉ những người tham lam, tự kiêu mới dễ bị dọa, còn những người biết kiềm chế thì không bị loại ma này dọa được.

Dù có khả năng biến thành mặt quỷ nhưng Rokurokubi không hẳn là loại ma nguy hiểm. Ham muốn của chúng là do thám con người và làm họ hoảng sợ. Theo truyền thuyết, cái cổ dài của Rokurokubi là do nghiệp chướng mà chúng tạo ra vì phá vỡ giới luật của đạo Phật.

Ngoài những truyền thuyết thành thị về ma quỷ kể trên, còn rất nhiều những câu chuyện khác không tiện kể tới. Ví dụ như Yuki Onna (ma tuyết), Hitosume (yêu tinh một mắt), Noppera Bou (ma vô diện), quỷ Oni, Yuurei (oan hồn, Hari Onago (ma cà rồng người đầy gai),…

10. Makura-gaeshi: Ma giật gối

Đây là một truyền thuyết sẽ khiến bạn không khỏi thót tim. Khi bạn đang ngủ một mình, một đứa trẻ sẽ xuất hiện bên cạnh giường của bạn, và sau khi thức dậy, bạn sẽ thấy chiếc gối ở dưới chân thay vì trên đầu.

Makura-gaeshi là những linh hồn vất vưởng có hình dạng con nít. Nhiều người đồn thổi rằng, linh hồn này thực chất là những đứa trẻ bị giết chết. Đa số các trò đùa của Makura-gaeshi thường là vô hại nhưng đôi lúc những hành động quá lố của chúng có thể gây rắc rối cho bạn.

Chúng hay lấy gối và đặt xuống dưới chân của bạn để trêu chọc. Một số dị bản kể lại, Makura-gaeshi có sức mạnh phi thường như nâng bổng con người, quăng đi nơi khác hoặc đè lên ngực bạn gây hiện tượng bóng đè, khó thở.

Ngoài ra, những trò đùa của Makura-gaeshi cũng rất tai hại vì nó có thể khiến linh hồn của bạn không thể tìm được xác trong lúc ngủ, nếu như chúng đánh cắp gối. Trong khi đó, hành động lấy gối còn có thể làm đảo lộn sự sống và cái chết do người Nhật quan niệm ngủ quay người về hướng Nam và khi chết là nằm quay về hướng Bắc.

11. Akaname: Con quỷ chuyên dọn dẹp phòng tắm, nhà vệ sinh

Akaname là một con quỷ rất thú vị trong danh sách này. Akaname chuyên đi lang thang ở các phòng tắm hoặc nhà vệ sinh để dọn sạch rác rưởi, bụi bẩn bằng lưỡi. Chúng không làm hại ai mà chỉ cần mẫn làm sạch nhà vệ sinh hoặc phòng tắm cho bạn mà thôi. Có truyền thuyết kể lại rằng, Akaname còn liếm và làm sạch cả cho những người đi ngủ mà không chịu tắm rửa sạch sẽ.

Akaname có hình thù xấu xí, nước da màu đỏ, người đầy các mụn cơm và cái lưỡi dài. Chúng hay liếm những thứ bẩn thỉu trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, rõ ràng chẳng ai dám tắm trong nhà vệ sinh nếu con quỷ đó đang dọn dẹp trong đó.

Sài Gòn – Nửa đêm ngoài phố

Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm Nhớ chuyện xưa vào đời… Đó là ca từ một bài hát khá phổ biến vào những năm đầu thập niên...

Giải mã điềm báo Ù tai trái, Ù tai phải theo giờ

Cơ thể con người có khả năng phát sinh ra những dự báo về tương lai thông qua thần khí, tướng mạo bên ngoài. Trong số đó, ù tai là...

Mấy cuộc quần chúng vận động ở xứ ta

Gần nay, trên hầu hết các báo, người ta đã dùng sai nghĩa chữ “quần chúng”. Quần chúng vốn nghĩa là một đám đông người, có trước mắt chúng ta,...

A lê hấp nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, a lê hấp có nghĩa là làm ngay. Lời hô có tính gấp rút, khẩn trương, không thể chần chừ. Về từ nguyên, a lê hấp là từ vay mượn từ tiếng Pháp allez...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 9/25 – Về loại từ Cái và Con

Khi học ngôn ngữ của các dân tộc gốc Mã Lai, chúng tôi có nhận thấy một điều Kỳ dị này là trừ ngôn ngữ Việt Nam ra, còn thì...

Những hé mở về số phận hai người con của hoàng đế Quang Trung

Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831, khi đó đã ngoài 40 tuổi, chính là con của Quang Trung Hoàng đế và Hoàng hậu Ngọc Hân? Cho mãi đến...

Chuyện Phật-đản trong văn nôm xưa

Hoàng Xuân Hãn phiên âm từ bản Nôm Trong các bản văn nôm xưa, thể lục bát, còn có một bản kể chuyện Phật-đản. Chắc là dịch từ một "Phật...

Bơm tay Unicef – Một thời đã xa

Khi công ty bố mẹ tôi giải thể, cả nhà bốn người dắt díu nhau về quê nội bắt đầu cuộc sống mới. Thật không dễ dàng gì cho bố...

Những cổ vật khảm xà cừ đẹp hoàn hảo của Việt Nam

Cùng khám phá nghề khảm xà cừ – một nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Việt – qua loạt cổ vật khảm xà cừ đẹp mê mẩn...

Vì sao “The Shawshank Redemption” (1994) vẫn là một thước phim kinh điển cho đến tận ngày nay?

Tại sao chúng ta không thể ngoảnh mặt với bộ phim này khi nó cứ mãi xuất hiện bên cạnh những bộ TV series mà bạn vẫn hay xem trên...

Tiếng rao hàng ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác...

Cái được cái mất của người làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt,...

Exit mobile version