Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sáng tỏ bí ẩn bàn cầu cơ

Bàn cầu cơ (Ouija board) được những người mê tín dùng để giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc thế lực huyền bí. Giờ đây, nó có thể giúp làm sáng tỏ những bí mật của suy nghĩ vô thức.

Cầu cơ – tấm bảng “gọi hồn” cổ xưa

Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.

Bàn cầu cơ là một bản gỗ có in các chữ cái trong bảng alphabet và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không). Cùng với đó là một tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.

Có hai cách phổ biến sử dụng cầu cơ, với những người coi nó như một món đồ chơi thông thường, khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Đáp án chỉ là có hoặc không. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.

Những người tham gia chiêu hồn lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ đến tạo thành câu và các cụm từ có ý nghĩa. Người ta cho rằng, hành động như thế là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta, dù rằng nguyên nhân thực sự là do hiệu ứng vô thức (ideomotor effect) khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết.

Lý giải của khoa học

Đó là lý do bàn cầu cơ thu hút sự chú ý của các nhà tâm lý học ở ĐH British Columbia (Canada) tiến hành thử nghiệm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ý nghĩ vô thức đóng vai trò nào đó trong các hoạt động mà người tham gia không chủ ý tạo nên.

Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe. Đây được gọi là “thây ma nội tại”Hélène Gauchou ở Hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh), nói.

Nhóm nghiên cứu của Gauchou sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Để đơn giản hóa vấn đề, nhóm nghiên cứu mỗi lần chỉ để một tình nguyện viên đặt tay lên planchette. Hiệu ứng vô thức được tối đa hóa nếu người chơi tin rằng họ không dùng tay để gây ra chuyển động – đó là lý do tại sao bàn cầu cơ rất thành công khi được cả nhóm cùng chơi. Sau đó, tình nguyện viên thông báo họ sẽ chơi cùng với người nữa. Đối tượng được bịt mắt nên không biết rằng người chơi cùng không hề đặt tay lên planchette khi cuộc chơi bắt đầu.

Cách thử này đã có tác dụng. Một vài tình nguyện viên nghi ngờ người chơi của mình đã tác động – mà không biết rằng họ là người chơi duy nhất.

Nhóm nghiên cứu của Goucher hỏi các tình nguyện viên các câu hỏi “có” “không” bằng cách sử dụng bàn cầu cơ. Sau đó, họ lại hỏi các tình nguyện viên những câu hỏi giống hệt, nhưng các tình nguyện viên trả lời bằng cách gõ lên máy tính. Các tình nguyện viên cũng được hỏi xem họ có biết chắc chắn câu trả lời hay chỉ phỏng đoán.

Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa. Khi dùng bàn cầu cơ, số đáp án chính xác của họ là 65% – cho thấy rằng trong tiềm thức của họ đã có ý niệm về đáp án đúng, và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.

Về ‘nước Việt Thường’ trong lịch sử

1. Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay Trong cổ thư Trung Quốc, Thượng Thư (thế kỷ 3 TCN) là tác phẩm đầu tiên chép chuyện nước Việt...

Quán ăn ngon trong các con hẻm

Ở nơi nhộn nhịp như TP HCM, quán trong hẻm có một vị trí rất riêng. Quán nhỏ, có khi không bảng hiệu, nhưng vẫn đủ sức khiến thực khách...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

Tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… là gì?

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Dân tộc tính

Bài Dân Tộc Tính sau đây là diễn văn của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục đọc ngày 9 tháng Ba năm 1955, trong một buổi diễn thuyết tại Sài Gòn,...

Chịu đói giúp người

Dương Tự Trừng là người huyện Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, làm chức giám ngục trong nha huyện. Lúc nào tâm ý của tiên sinh cũng hết sức nhân từ,...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 1 – Từ Paris cậu Ba điện về – Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà

Từ Paris cậu Ba điện sẽ về tháng tới Xứ Bạc Liêu - Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà Mấy ngày nay, Nhà Lớn thật là rộn rịp. Nhà...

Hình ảnh độc đáo về các giấy tờ, thủ tục ngày trước

Trái phiếu cải cách điền địa, séc ngân hàng, chứng chỉ học trình, phiếu thâu tiền của chú Hoả... là những hình ảnh đầy hoài niệm một thuở do độc...

Muốn học sinh có nhân cách tốt, cần bỏ đánh giá hạnh kiểm

Ở Việt Nam có một nghịch lý thú vị. Suốt 12 năm học và 4 năm đại học nhà trường, giáo viên luôn chú ý, chăm sóc tận tình chuyện...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Tư dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

Tâm điểm của tư dinh Tổng thống Thiệu là khu vườn nhỏ được bài trí tinh tế với hồ cá và hòn giả sơn, nằm trong không gian tràn ngập...

Exit mobile version