Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.
Trước hết chúng ta cần hiểu tiêu tán là Tan mất. Không còn gì.
消散糖 Tiêu Tán Đường.
堂/ Chữ Đường này ghi chữ Hán là 堂 nghĩa là nhà chính, gian nhà giữa thí dụ như Môn Đường, Nơi cử hành đại lễ thí dụ như Giáo Đường , Thánh Đường , hay Học Đường
Các nhà thuốc Tàu ở Chợ Lớn xưa tới nay thường đặt tên cho tiệm của mình có chữ “Đường” đằng sau. Thí dụ: “Tế Nhân Đường”; “Sinh Nhân Đường”….vv….
Đường này cũng có nghĩa là Đường Hoàng , Đường Đường Chánh Chánh, khi gọi cha mẹ kẻ khác người xưa hay gọi là Lệnh Đường.
Anh em chú bác gọi nhau là Đường huynh – Đường mụi – Đường tỷ …
糖/ Đường còn có nghĩa là Đường ăn, là kẹo trong chữ 糖 , dân Nam kỳ nhứt là vùng Chợ Lớn hay gọi là “Tiêu Tán Thoòng” , Chữ Hán là 消消散糖 Tiêu Tán Đường- nghĩa đường bị tan ra
Ai bị thất bại gi đó, bị hư hỏng viec gi đó , thì ví như đường bị tan ra tiêu tùng
Tiêu tán có nghĩa là tan rã ra.
唐 Đường trong chữ Đường trào của nhà Đường – người Hoa hồi xưa tự nhận mình là người Đường – nên mới có chuyện chú Thoong –
塘/ Chữ Đường còn có một cách ghi khác là Đàng/塘 trong chữ Đàng Trong / Đàng Ngoài
Nghĩa gốc của chữ Đàng này là cái ao hình vuông có Đê ngăn nước
Đê ngăn nước đây tôi nghi ngờ ám chỉ Luỹ Thầy của Đào Duy Từ làm lũy ngăn chặn sự xâm lấn của Đàng Ngoài – mà nếu với nghĩa như vậy thì chữ Đàng Trong là trọn vẹn ý nghĩa nhất – vì cái ao bên trong đê chứ làm gì có cái ao nào bên ngoài cái đê
Nên gọi Đàng Ngoài chỉ là gọi để phân biệt của dân đàng Trong ám chỉ xứ của Vua Lê Chúa Trịnh
Vì cách gọi này xuất xứ từ đàng Trong , được biên trong chánh sử và các sách vở phương Tây
Đàng ngoài từ đó giờ vẫn tự hào tự xưng là triều Lê
Sách chánh sử triều Lê không xưng mình là đàng Ngoài
Dân anh chị Sài Gòn trước 75 gọi là “Tiêu Tán Thoòng”. “Thoòng” là phát âm lối Tàu nghĩa là “đường”. Họ hay dùng từ này khi bị vô hiệu hóa bởi cảnh sát hoặc đối thủ……
Ngoài ra người ta còn hiểu nghĩa Tiêu Tán Đường, Tiêu Tán Thòn như là sự chết chóc. Ví dụ nói “thằng đó tiêu tán đường rồi” thì cũng có nghĩa là đã bị thương hoặc đã chết.