Chắc chắn thành tố quan trọng nhất của câu này chính là con Chi Chi vì sẽ có nhiều người không biết con Chi Chi là con gì. Và các tranh luận về xuất xứ của câu thành ngữ này chủ yếu tập trung vào việc giải thích con Chi Chi là con gì mà thôi.

Có ít nhất 3 ý kiến khác nhau về việc giải thích con chi chi.


Con chi chi

Ý kiến thứ nhất cho rằng Con chi chi là cây Chi Chi trong cỗ bài Tổ tôm. Bài tổ tôm khá phức tạp với 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Bốn trong 120 cây bài Chắn – Tổ Tôm gồm Chi chi, Nhị sách, Bát sách, Cửu vạn.

• Cây Chi chi (hình thứ 3 từ trái qua) giá trị thấp nhất trong 120 cây bài, có thể bị con nào đè cũng được nên nó bị gọi là nhũn. Đây chính là cơ sở để có ý kiến giải thích lý do người ở miền Bắc thường nói nhũn như con chi chi là vì vậy.

• Cây Nhị sách (hình thứ 2 từ trái qua) chống gậy, bị coi là quân Ăn mày

• Cây Bát sách (hình thứ 1 từ trái qua), không biết tại sao có tên là Anh Gàn – Gàn Bát Sách.

• Cây Cửu vạn (hình thứ 4 từ trái qua) vác thùng đồ trên vai. Từ những năm 1990 người Bắc gọi những người hành nghề khuân vác hàng ở biên giới, ở bến xe, bến đò là Cửu Vạn chính là từ cây Cửu Vạn của bài Tổ tôm này.

Ý kiến thứ hai cho rằng Con chi chi là một loài cá nhỏ, thân mềm yếu. Nếu con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước, thì chỉ một loáng sau đã nhũn nát. Tuy nhiên, ý kiến này không có nhiều sự đồng tình vì nhiều người cho rằng thực tế không hề tồn tại con cá nào tên chi chi cả. Mặc dù vậy, trên một vài diễn đàn vẫn có người gọi cá chi chi nhưng lại không có hình ảnh và lời giải thích rõ ràng(1).


Quân cửu vạn

Ý kiến thứ ba cho rằng Con chi chi là bộ phận sinh dục của đàn ông ở trạng thái “bất lực” nhưng vì hình ảnh này tục tĩu nên người xưa dùng từ con chi chi để nhắc đến bộ phận nhạy cảm này. Theo đó, nhũn như con chi chi được hiểu theo ý kiến này dùng để chỉ một người khiếp sợ mềm yếu đến nhún nhường giống như là cái ấy của đàn ông vậy.