Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thần học là gì? Một giải thích từ người Thiên Chúa giáo

“Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị mất linh hồn của chúng ta”.

“Thần học” (theology) xuất phát từ hai từ Hy Lạp nó có có nghĩa chung là “nghiên cứu về Đức Chúa Trời.” Thần học Cơ đốc giáo chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhằm hiểu biết về Đức Chúa Trời như Ngài đã được mặc khải trong Kinh Thánh. Không có nền thần học nào sẽ giải thích đầy đủ Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài bởi vì Thiên Chúa là vô hạn và vĩnh viễn cao hơn chúng ta. Vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào để mô tả về Ngài sẽ thất bại (Rô-ma 11: 33-36).

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu biết Ngài trong chừng mực mà chúng ta có thể, và thần học là nghệ thuật và khoa học của sự hiểu biết những gì chúng ta có thể biết và hiểu về Đức Chúa Trời trong một cách có tổ chức và dễ hiểu. Một số người cố gắng tránh thần học bởi vì họ tin rằng nó là sự chia rẽ. Tuy nhiên, nếu được hiểu đúng, thần học là sự hiệp nhất. Thực tế, thần học Kinh Thánh là một điều tốt đẹp; nó là sự dạy dỗ về Lời Chúa (2 Ti-mô-thê 3:16-17).

Như thế thì việc nghiên cứu thần học không gì hơn là nhằm đào sâu vào Lời Chúa để khám phá những gì Ngài đã mặc khải về chính Ngài. Khi chúng ta làm điều này, chúng ta đi đến sự nhận biết Ngài là Đấng Tạo Hóa của muôn loài, Đấng Quan Phòng (Sustainer) mọi vật, và là Đấng Phán Xét của muôn dân. Ngài là Alpha và Omega, khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Khi Môi-se hỏi ai là người đã gửi ông đến Pharaoh, Đức Chúa Trời phán rằng: “TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU, HẰNG HỮU” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:14). Danh TA LÀ, chỉ ra tính cách.

Đức Chúa Trời có danh xưng, ngay cả khi Ngài đã đặt tên cho các loài. Danh TA LÀ nói lên sự toàn năng, có mục đích, có thẩm quyền. Đức Chúa Trời không phải là một lực lượng siêu phàm hay một năng lượng vũ trụ. Ngài là Đấng Toàn Năng, Đấng Hiện Hữu, Đấng Phán Xét với một tâm trí và ý chí – “nhân xưng” Đức Chúa Trời là Đấng đã bày tỏ chính Ngài cho nhân loại qua Lời của Ngài, và qua Con của Ngài, Chúa Giêsu Christ.

Việc nghiên cứu thần học là để nhận biết Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta có thể làm vinh hiển danh Ngài bằng tình yêu và sự vâng phục của chúng ta. Hãy lưu ý diễn tiến ở đây: chúng ta phải nhận biết Ngài trước khi chúng ta có thể yêu Ngài, và chúng ta phải yêu Ngài trước khi chúng ta có thể mong muốn để vâng lời Ngài. Như là một sản phẩm phụ cuộc đời của chúng ta vô cùng phong phú bởi nguồn an ủi và hy vọng mà Ngài ban cho những người nhận biết Ngài, yêu Ngài, và vâng theo Ngài.

Thần học nghèo nàn và hời hợt, hiểu biết sai trật về Đức Chúa Trời sẽ chỉ làm cho cuộc sống chúng ta tồi tệ hơn thay vì có được sự thoải mái và hy vọng mà chúng ta khao khát. Hiểu biết về Đức Chúa Trời là hết sức quan trọng. Chúng ta độc ác với chính chúng ta nếu chúng ta cố gắng sống trong thế giới này mà không biết về Đức Chúa Trời. Thế gian là một nơi đau khổ, và sự sống trong đó là thất vọng và buồn khổ. Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị mất linh hồn của chúng ta.

Mọi tín hữu Cơ Đốc cần phải nghiền ngẫm thần học – mãnh liệt, nghiên cứu một cách cá nhân về Đức Chúa Trời để hiểu biết, yêu thương và vâng phục Ngài là Đấng mà chúng ta sẽ hân hoan hưởng sự sống đời đời với Ngài.

Sài Gòn ân tình

Sài Gòn, vào đầu thập niên 70, lứa thiếu niên "choai choai" chúng tôi rất mê các "thần tượng" điện ảnh Mỹ, Pháp, Tàu.. có thể kể vanh vách tên tuổi các tài tử...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 4/25 – Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc

Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại....

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Hà Nội có diện mạo như thế nào trong các bản vẽ xưa?

Cuối năm 2018, Trung tâm Lữu trữ Quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức triển lãm Hoài niệm phố Hà Nội, giới...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Huyền thoại trận Mù U

Thập niên 1960, Nhật Bản có một cuốn phim đen trắng rất nổi tiếng, phim Rashomon, Lã Sinh Môn. Phim nổi tiếng không vì tài tử xuất sắc, tiếng tăm...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Hoài niệm về cái Tết Trung Thu xưa

Tết Trung Thu có từ bao giờ, do ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta vào khoảng thời gian nào thì chưa có tài liệu...

Hãy sống đơn giản

Có bao người mải mê với vòng quay cơm áo gạo tiền thường nhật mà quên đi những niềm hạnh phúc bình dị đời thường. Có bao người mải mê...

Ông Khai Trí của ‘Sài Gòn, một thời vang bóng’

Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày...

Exit mobile version