Cuối năm 2018, Trung tâm Lữu trữ Quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức triển lãm Hoài niệm phố Hà Nội, giới thiệu 130 tài liệu hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật… tái hiện một phần đời sống sinh hoạt, văn hóa và tôn giáo của người Hà Nội xưa.

Mặc dù hầu hết 130 tài liệu này chỉ là các phiên bản sao chép, bởi phần lớn bản gốc các tài liệu nói trên đều được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cần được duy trình tình trạng vật lý và bảo vệ an toàn, song chúng cũng đem đến cho người xem nhiều cảm xúc.

Công chúng sẽ thấy lại một “Hà Nội 36 phố phường”; Văn Miếu – Quốc tử Giám, trường đại học lâu đời nhất tại Việt Nam; hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á – Âu thời Pháp thuộc… thủa còn nguyên sơ, chưa bị lấn át bởi các công trình đô thị khác như ngày nay.

Cũng tại triển lãm, công chúng cũng được chiêm ngưỡng một số bản vẽ vô cùng đặc biệt về quy hoạch – kiến trúc của Hà Nội cách đây hơn một thế kỷ.

Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc các bản vẽ quý này:

 

Bản đồ TP Hà Nội tỷ lệ 1/10.000 được lập vào tháng 11/1932, chia Hà Nội thành 6 nhóm khu phố.

 

Bản vẽ tổng quát quy hoạch vùng ngoại ô Hà Nộ do Sở Địa chính Hà Đông lập năm 1940 theo nghiên cứu của Hébrad vào khoảng 1925

 

Bản vẽ vườn Bách Thảo tỷ lệ 1-1.000 do Sở Địa chính Bắc Kỳ đo vẽ năm 1896.

 
 

Bản vẽ mặt trước và mặt cắt Bích Câu Đạo quán, tỉ lệ 0,04 được Tòa Đốc lí phê chuẩn năm 1932

 

Bản vẽ Văn Miếu và các khu đất xung quanh, tỉ lệ 1/1.000, do Chánh Sở Quản lí đường bộ lập ngày 02/03/1899

 

Bản đồ địa hình của TP Hà Nội do nhân viên hình họa Montalambert lập năm 1884.

 

Sơ đồ vị trí và tóm tắt lịch sử đền Yên Nội, phố Hàng Nón, tỉ lệ 1/200.

 

Đoan Môn – cửa Nam Thành cổ Hà Nội.

 

Sơ đồ bản vẽ mặt bằng khu phố Toàn quyền.

 

Bài viết “Thành Hà Nội” của tác giả Louis Bezacler, thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ đăng trên tạp chí Đông Dương số 100, ngày 30/07/1942.