Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xá lợi là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân hình thành xá lợi

Xá lợi được biết đến là những hạt tinh thể cứng rắn, có nhiều màu sắc thường được phát hiện trong tro cốt của một nhà tu hành sau lễ trà tỳ. Đây được xem là bảo vật linh thiêng trong giới Thiền Định. Vậy xá lợi là gì? Có những loại nào? Những nguyên nhân nào hình thành nên chúng? Hãy cùng khám phá chi tiết hơn qua bài kiến thức này!

1. Xá lợi là gì? Nó có năng lượng không?

Xá lợi hay còn gọi là Xá lị, phiên âm tiếng Phạn là Sarira, dịch ra theo nghĩa đen là những hạt cứng. Các hạt xá lị có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn với đa dạng màu sắc khác nhau. Trông chúng rất giống với hạt ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi làm lễ trà tỳ (hoả thiêu) nhục cốt của các vị cao tăng Phật giáo.

Trong lần đầu tiên tham quan xá lợi Phật giáo ở chùa Gyuto tại Minneapolis, Hoa Kỳ. Tiến sĩ y khoa Hoa Kỳ – bà Nisha J. Manek cho biết cảm nhận của mình về năng lượng của những viên xá lợi có ở đây. Mặc dù bà không phải là một tín đồ của Phật giáo.

Khi vào ngôi chùa, tôi lập tức cảm thấy một trạng thái nhận thức mãnh liệt; hay sự Hiện diện. Như thể chính Đức Phật đang có mặt. Trạng thái đó là không thể diễn tả bằng ngôn ngữ; [nó] rộng lớn và sâu sắc; nó yên bình một cách kỳ lạ, giống như một tảng đá.

Có một sự tĩnh lặng và một trạng thái bình hòa dường như vô hạn. Với tôi [khi đó], bản chất của thời gian không còn tồn tại. Tâm trí tôi trở nên yên tĩnh hơn… Tôi cảm thấy một nguồn năng lượng tinh tế rất rõ ràng tỏa ra từ di vật này hướng đến trung tâm trái tim tôi… Không có thứ gì tương tự như vậy trong các trải nghiệm thông thường”.

2. Các loại xá lợi

Sarira có rất nhiều loại và chúng đều được giải thích ở nhiều góc độ khác nhau. Dựa theo nguồn gốc hình thành sẽ chia thành 2 loại là xá lợi Phật và Xá lợi của người tu hành.

a. Xá lợi Phật

Xá lợi Phật hình thành sau lễ hoả thiêu của Đức Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể may mắn nhìn thấy chúng. Xá lị Phật thường có ánh hào quang vô cùng mạnh mẽ, chúng có khả năng phát sáng, cứng rắn như kim cương và không gì có thể phá vỡ được.

Đây là loại cực kỳ quý hiếm mà tuỳ theo phúc đức, căn tánh của mỗi người mà hoá hiện. Người có biệt duyên thì sẽ thấy màu sắc của chúng đặc biệt, khác thường với đủ các kích thước to nhỏ. Hay ngược lại, có những người cả đời cũng không thấy được xá lị Phật.

b. Xá lợi của người tu hành

Đây là loại xá lị hình thành sau lễ trà tỳ của của Chư Tăng và các Phật Tử. Tuỳ thuộc vào đạo hạnh của người tu hành mà chúng sẽ có hình dáng, màu sắc và kích thước khác nhau. Chẳng hạn như Sarira của Tổ Ấn Quang là loại ngũ sắc, Sarira của Bồ Tát Thích Quảng Đức là màu nâu như trái tim không hoại. Hay Sarira của Tổ Huệ Năng cứng rắn, ngàn năm không bị hư, vỡ.

Phần lớn Sarira mà ngày nay chúng ta thường thấy hầu hết đều là của những người tu hành. Bởi xá lị Phật rất hiếm có thể nhìn thấy, trừ khi đặc biệt hữu duyên. Thậm chí, nếu người không có tâm từ bi thì có đặt xá lợi Phật ngay trước mắt cũng không thấy được.

3. Nguyên nhân hình thành xá lợi

Nguyên nhân hình thành xá lợi vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số giả thuyết cho sự hình thành của chúng.

a. Hạt xá lợi hình thành do thói quen ăn uống đồ chay

Chúng ta đều biết các nhà sư hay nhà tu hành thường hay dùng đồ chay chứa nhiều chất xơ, chất khoáng trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên điều này sẽ giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hấp thụ cacbonat và muối photphat tích luỹ trong cơ thể để tạo thành xá lợi.

Tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được thuyết phục cho lắm. Bởi trong đời sống cũng có người ăn thuần chay và sau khi hoả táng thì cơ thể họ vẫn không tạo ra các hạt Sarira.

Không những vậy mà ở Tây Tạng, các tăng nhân ở đây đều ăn thịt nhưng khi hoả táng họ cũng có hạt Sarira. Thậm chí là chúng được tìm thấy trong tro cốt của họ còn nhiều hơn so với các nhà tu hành ăn chay.

b. Xá lợi hình thành do năng lực tinh thần

Hàng ngàn năm trước đây, khi khoa học còn chưa phát triển thì hầu hết mọi người đều tin việc hình thành xá lợi có liên quan đến năng lực tinh thần. Thế nhưng nếu đặt trong bối cảnh ở xã hội hiện tại thì chúng lại nhận về vô số những phản đối.

Cũng có những giả thuyết cho rằng việc hình thành nên Sarira liên quan tới nhiệt độ hoả táng. Nghĩa là các tinh thể có hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hoả táng ở nhiệt độ thích hợp.

c. Xá lị hình thành do bệnh lý?

Một trong những giả thuyết khác đưa ra cho việc hình thành nên Sarira là dấu hiệu của các bệnh lý như sỏi thận, sỏi mật,… Tuy nhiên, chúng vẫn không đúng cho lắm bởi những người mắc bệnh không một ai có các hạt này hoặc rất ít người có được. Đồng thời, các vị cao tăng có hạt xá lị thường là những người già có thân hình khoẻ mạnh và không mắc các bệnh trên.

Tóm lại, nguyên nhân chính xác dẫn đến việc hình thành nên xá lợi hay vì sao chúng có nhiều màu sắc khác nhau? Và thường xuất hiện ở những vị cao tăng đắc đạo? Vẫn còn là một câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải đáp.

4. Khoa học lý giải về sự hình thành của Xá Lợi

Bên cạnh những lí do hình thành nên hạt tinh thể ở trên thì theo cha đẻ của thuyết lượng tử – tiến sĩ Max Planck đã đưa ra một lý giải như sau:

“Không có bất kỳ một vật chất nào có thể tồn tại được trên thế giới và những vật chất được cấu tạo bởi các lượng tử sẽ có sự rung động liên tục”.

Nếu như ta nhìn theo một khía cạnh khác thì có thể nói năng lượng và vật chất có mối liên hệ và chúng có khả năng hoán đổi cho nhau.

Đồng thời, trong cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng”, tiến sĩ Barbara Ann Brenna cũng chỉ ra rằng:

“Vật chất chỉ đơn giản là nguồn năng lượng đang chuyển động chậm hoặc là kết tinh lại. Khi đó cơ thể con người cũng sẽ là nguồn năng lượng”.

Với lời lý giải này, ta có thể hiểu rằng con người cũng có thể hấp thụ nguồn năng lượng đến từ vũ trụ. Và người làm được việc này chính là những vị cao tăng hay người tu hành chân chính.

Tu luyện thực sự là phải trở về với chân tâm (cốt yếu là chỉ tâm) và đồng hoá với đặc tính của vũ trụ. Khi đó, năng lượng của vũ trụ mới có thể kết tinh được trong cơ thể của người tu luyện. Khi năng lượng đạt đến một cảnh giới nhất định nào đó chúng sẽ làm thay đổi tế bào của cơ thể. Từ đây chúng sẽ biến thành vật chất cao năng lượng và đó là những hạt xá lợi.

5. Một lý giải khác của khoa học về sự hình thành của Xá lợi

Sự thật về ngọc Xá lợi đã được hé lộ khi theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc, thấy rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng, các tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6-1995, họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử quét để theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 – 1.600oC trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ.

Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600oC với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1.000 – 1.400oC. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600oC, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.

Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600oC, sau đó tăng lên 1.000oC, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao. Hiện các lò hỏa táng thường có giới hạn nhiệt độ khoảng 1.200oC, khá thích hợp để xương được tinh thể hóa.

6. Những trường hợp có thật về xá lợi

Trong kinh sách của đạo Phật, lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn thì thi thể được các đệ tử hoả táng. Sau khi lửa tàn đã thu được 84.000 viên xá lợi có hình dạng, kích thước khác nhau toả ra nhiều tia sáng muôn màu. Sau đó những tinh thể này đã trở thành bảo vật vô cùng quý báu của hội Phật giáo.

Tại Singapore vào năm 1990 cũng có một vị cao tăng đắc đạo – Hoằng Huyền pháp sư sau khi viên tịch đã tìm được 480 viên xá lị. Chúng có kích cỡ như hạt đỗ, trong suốt và vô cùng lấp lánh.

Tại Trung Quốc vào năm 1991, phó Hội trưởng hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn viên tịch lập kỷ lục thế giới với 11.000 hạt Sarira.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tại Việt Nam vào thời đại vua Lý Thái Tông năm 1034 có hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm. Sau khi hai vị cao tăng viên tịch đã để lại hạt xá lợi và những hạt này đã được nhà vua đem thờ tại chùa Trường Thánh.

Trái tim bất diệt của Hoà thượng Thích Quảng Đức : Năm 1963, hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu . Mặc dù thi hài được hoả táng nhưng trái tim ngài không hề bị thiêu cháy mà vẫn còn mềm, nóng rồi nguội dần và cứng lại. Sau đó biến thành một viên xá lợi có màu nâu thẫm. Hiện Trái tim xá lợi đang được thỉnh về chùa Việt Nam quốc tự để bảo vệ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hay mới đây nhất là năm 2023, cố Đại sư Tinh Vân ở Trung Quốc sau khi làm lễ trà tỳ đã để lại vô số viên xá lị màu trắng, đen, vàng,… nhãn bóng như ngọc.

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Buôn-Mê-Thuột  “Một Địa Danh Lịch Sử” 

LTG: - Buôn-Mê-Thuột là một thành phố có giấc ngủ lâu dài trên dãy Trường-Sơn có độ cao 536m, mà cũng là nơi có con số dân cư đông nhất...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Sự thăng trầm của các địa danh

Từ ngày Lý Thái Tổ thiên đô từ Hoa Lư, Ninh Bình, về thành Đại La và thấy rồng bay nên đặt tên là Thăng Long (1010). Đến đời Hậu...

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa...

Đồ cẩn xà cừ

Đầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà....

Cầm cân nảy mực là gì?

Chúng ta thường dùng câu “cầm cân nảy mực” để chỉ những người thi hành công lý. Chính vì liên quan đến pháp luật mà không ít người đã hiểu...

Toàn cảnh Hà Nội một thế kỷ trước nhìn từ máy bay

Những hình ảnh này được thực hiện ở Hà Nội trong khoảng năm 1926 – 1951 từ máy bay quan trắc của Pháp. Cầu Long Biên năm 1951. Phố Paul...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Nghề vẽ bảng hiệu ở Sài Gòn – Gia Định

Ngày trước, và nay cũng vậy, trước khi khởi nghiệp, mở một cửa hàng buôn bán, nghiệp chủ thường nghĩ ngay đến việc đi thuê tiệm vẽ bảng quảng cáo...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 1/2

Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam. "Không có...

Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên tại trời Tây

Ai là diễn viên điện ảnh người Việt đầu tiên? Minh tinh người Việt nào từng thành danh và nổi tiếng khắp nước Pháp đầu thế kỷ 20? Đây là...

Exit mobile version