Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn ngôi làng ru ngủ

Nổi tiếng được biết đến với tên gọi “Thung lũng ru ngủ”, người dân tại ngôi làng có thể cùng lúc rơi vào giấc ngủ trong nhiều ngày liên tiếp mà ngay cả bác sỹ cũng không hiểu rõ vì sao.

Ngôi làng ru ngủ

“Thung lũng ru ngủ”, tên gọi của một ngôi làng xa xôi thuộc Kalachi, nằm ở miền Bắc Kazakhstan luôn khiến người dân nơi đây mắc phải một căn bệnh bí ẩn, đó là tất cả cùng rơi vào trạng thái buồn ngủ và có thể ngủ mê man suốt nhiều ngày liên tiếp. Không ít người đã phải di dời khỏi ngôi làng để bắt đầu cuộc sống mới với tinh thần tỉnh táo.

Một số y, bác sỹ đã kiểm tra sức khỏe của những người dân trong làng và phát hiện ra chất khí lỏng bị tích tụ quá mức trong não của họ, dẫn đến não bộ bị rối loạn. Tuy nhiên, người ta không thể giải thích được chất này từ đâu mà ra.


Ngôi làng kỳ quái luôn trong tình trạng vắng bóng người qua lại vì hầu hết người dân nơi đây đều bị rơi vào cơn buồn ngủ mê man nhiều ngày liên tiếp.


Khung cảnh hiu quạnh đáng sợ của “thung lũng ru ngủ”.

Phải mất 4 năm sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra lý do dẫn đến tình trạng trên.

Được biết, nguyên nhân gây buồn ngủ trong ngôi làng này là do khí radon, chúng được tích tụ ở vùng mỏ uranium từ thời Liên Xô nằm ở gần ngôi làng. Tuy mức độ bức xạ của mỏ không còn gây nguy hiểm, nhưng chúng vẫn tạo nên loại khí không màu, không mùi radon, khiến con người rơi vào cảm giác mơ màng, rồi sau đó thiếp ngủ đi.

Chỉ tính trong thời gian gần đây, 1/5 trong số 600 dân cư trong làng đã bị rối loạn giấc ngủ, họ không thể tập trung làm việc, học tập hay sinh hoạt bình thường.


Nguyên nhân được xác định đến từ khí radon, loại khí bắt nguồn từ vùng mỏ nằm gần ngôi làng.

Mùa hè năm ngoái, có khoảng 60 người được đưa tới bệnh viện với các triệu chứng chóng mặt, đứng không vững, mệt mỏi và trí nhớ bị giảm sút. Đặc biệt, “căn bệnh” này khiến trẻ nhỏ liên tục rơi vào giấc ngủ dài và bị xây xẩm mặt mày mỗi khi thức giấc.

Lyubov Belkova, một cụ bà 60 tuổi được xem là cư dân đầu tiên mắc phải căn bệnh kỳ quái từ tháng 4.2010. Kể từ đó, bà đã tái phát bệnh 7 lần mà không rõ lý do.


Người dân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mê man, mệt mỏi.


Phải mất 4 năm, khoa học mới tìm ra nguyên nhân thực sự khi phát hiện ra chất khí lỏng tích tụ quá nhiều trong não của những người dân nơi đây.

Ban đầu, Belkova được chuẩn đoán bệnh đột quỵ vì thiếu máu cục bộ, nhưng sau đó không lâu, hàng loạt người dân trong xóm cũng rơi vào trạng thái tương tự và cơn buồn ngủ nhanh chóng trở thành “căn bệnh chung” của cả làng.

Hiện nay, cơ quan chính quyền địa phương đang xem xét kế hoạch di dời dân cư, đưa tất cả người dân rời khỏi ngôi làng vì không thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây nên khí radon.

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất...

Những hình ảnh màu quý giá người Việt 100 năm trước

Trong những năm 1914-1917, nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy đã thực hiện nhiều bức chân dung màu đặc sắc về người Việt. Ngày nay, các bức ảnh của...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng lịch sử nước Việt

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler –...

Saint Paul Tu Viện Đầu Tiên Ở Sài Gòn

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin...

Canh Thân với Túi Ðàn

Biệt hiệu của ông cho người đời thấy ngay một con người chân thật. Nhạc sĩ Canh Thân mất đã lâu, từ trước 75, nhưng các ca khúc của ông,...

Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh thập niên 1920

Đền Lý Bát Đế hay đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là ngôi đền quan trọng nhất của nhà Lý. Cùng xem loạt ảnh...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Ba Son – Cơ xưởng Hải quân quan trọng bậc nhất xứ Nam kỳ

Cơ xưởng hải quân Ba Son trực thuộc Bộ Hải quân Pháp, ra đời vào năm 1884, không chỉ nhằm mục đích sửa chữa tàu bè qua lại hoặc lưu...

Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Exit mobile version