Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn những hòn đá thần kỳ biết ‘đi’, biết ‘khóc’ như có sinh mệnh

Trên Trái Đất có những tảng đá vô cùng kỳ lạ, thu hút sự chú ý của cả giới nghiên cứu khoa học và người dân khắp nơi như tảng đá “biết đi”, tự bay lên không trung, hay đá độc, đá khóc… Người xưa giảng vạn vật đều có linh, phải chăng những hòn đá này cũng có sinh mệnh?

Hòn đá xanh “biết đi” trên bờ hồ Pleshcheyevo ở Nga. (Ảnh qua YouTube) 

Đá “biết đi”

Tại phía Đông Bắc hồ Pleshcheyevo ở Nga, có một hòn đá có thể di chuyển khỏi vị trí của mình. Tảng đá có màu xanh lam, đường kính gần 1,5m và nặng vài tấn, nó đã thay đổi vị trí nhiều lần trong gần 300 năm qua.

Vào đầu thế kỷ 17, người ta đã phát hiện ra tảng đá lớn có thể “đi bộ” này ở dưới chân núi Aleksei, sau đó mọi người chuyển nó vào một hố lớn đào bên cạnh. Sau một vài thập kỷ, tảng đá xanh kỳ quái bằng cách nào đó đã di chuyển đến rìa hố.

Vào mùa đông năm 1785, mọi người quyết định dùng tảng đá này để xây dựng một tháp đồng hồ mới, đồng thời cũng là để “trấn giữ” nó. Khi mọi người di chuyển nó trên băng, vô tình để nó rơi xuống đáy hồ.

Năm 1840, viên đá xanh khổng lồ này nằm trên bờ hồ Pleshcheyevo. Hiện nay, nó đã di chuyển một vài cây số về phía Nam. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hiện tượng đặc biệt này trong một thời gian dài, nhưng cuối cùng vẫn không thể hiểu được mối quan hệ giữa tảng đá màu xanh này và lực hấp dẫn.

Đây không phải trường hợp duy nhất, tại phía Đông của bang Nevada Hoa Kỳ, ở một dãy núi chạy dài về hướng Nam Bắc, nơi đây được người ta gọi là “Thung Lũng Chết”, người ta cũng phát hiện nơi này có nhiều hòn đá “biết đi”, và còn để lại nhiều “dấu chân”, thu hút sự chú ý và hiếu kỳ của mọi người.

Nhà khoa học Sharp của Mỹ đã tiến hành quan sát, nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này. Ông đặt 25 hòn đá theo thứ tự và xác định vị trí chuẩn xác cho chúng, sau đó tiến hành kiểm tra định kỳ, quả nhiên phát hiện những hòn đá này đều thay đổi vị trí ban đầu. Có vài hòn đá còn trèo lên cả sườn dốc, “đi dạo” một đoạn dài 64m.

Đá biết đi ở “Thung Lũng Chết”. (Ảnh qua Halli Hudugaru)

Hòn đá tự động bay lên không trung

Trong một ngôi làng ở Khed Shivpur, Maharashtra miền Tây Ấn Độ, có một ngôi miếu Thần thờ phụng tín đồ giáo phái Sufi tên là Harazat Kamar Ali Darvesh. Khoảng đất trống phía trước miếu có hai “viên đá thiêng”, mỗi viên nặng khoảng 90kg, có thể tự động bay lên không trung theo tiếng hét của mọi người.

Chỉ cần mọi người đặt ngón tay trỏ phải ở bên dưới viên “Đá thiêng” và không ngừng gọi to tên “Harazat Kamar Ali Darvesh – vesh-vesh-vesh” hơn nữa khi phát âm chữ “vesh” phải kéo dài ra một chút, thế là, viên đá nặng sẽ giống như người sống bay từ mặt đất lên không tr ung, độ cao có thể đạt khoảng 2m. Cho đến khi mọi người hét không ra hơi nữa, nó mới rơi xuống.

Bí mật hòn đá nặng trịch có thể bay lên khỏi mặt đất là gì? Phải chăng cách thức đặc biệt mà mọi người sử dụng đã làm thay đổi tác dụng của trọng lực? Làm thế nào để thông tin từ cơ thể người (ngôn ngữ và hành động) ở một mức độ nào đó có thể chống lại ảnh hưởng của trọng lực.

Hòn đá tự tăng hoặc giảm trọng lượng

Tại huyện Huệ Thủy tỉnh Qúy Châu, Trung Quốc có một hòn đá hình bầu dục, có thể tự tăng hoặc giảm trọng lượng của nó khoảng 2kg. Chủ nhân của viên đá bầu dục này nói, lúc đầu viên đá nặng 22,5kg, mùa xuân năm 1989 bạn bè cùng đến chiêm ngưỡng viên “bảo thạch” này, thì trọng lượng của nó đã thành 25kg.

Một loạt ngày sau đó, họ đã dùng 8 cái cân đòn khác nhau để so sánh, phát hiện thấy viên đá này lúc nặng nhất đạt 25kg, lúc nhẹ nhất là 22,5kg, độ chênh lệch tăng giảm thay đổi khoảng 2,5kg.

Theo ghi chép của nhân viên nghiên cứu trong một lần đo đạc, cùng ngày vào lúc 11h13, 11h43, 12h28 thì cân nặng của viên đá lần lượt là 21,8kg, 22,8kg, 23,8kg. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn là 75 phút, trọng lượng của viên đá tròn đã tăng lên 2kg. Sự thay đổi trọng lượng này không biết có liên quan gì đến sự thay đổi nào đó của lực hấp dẫn không?

Đá độc, đá khóc

Tảng đá Sessho-seki (Sát sinh thạch) ở Nhật Bản. (Ảnh qua Japan Travel)

Trên thị trấn núi Nasu huyện Tochigi, Nhật Bản, có một loại đá độc, bất luận là côn trùng hay chim bay, một khi chạm phải loại đá này sẽ lập tức bị chết. Người dân địa phương gọi loại đá độc có thể giết chết sinh vật này là tảng đá Sessho-seki (Sát sinh thạch).

Loại đá độc này đa phần nằm ở bên cạnh miệng núi lửa, vì bị ngâm trong Axit sunfurơ và khí Hydro sulfua do núi lửa phun trào, nên mới có độc tính. Có một số ngôi miếu tự đã chuyển chúng đi.

Trên đỉnh núi Pyrenees ở Tây Ban Nha còn có một hòn nham thạch “biết khóc”. Tiếng khóc của hòn nham thạch này nghe như tiếng phụ nữ khóc thút thít, hết sức thương cảm, vì vậy thu hút được rất nhiều khách du lịch. Điều kỳ lạ là hòn nham thạch này chỉ khóc vào lúc chập tối khi trời nắng, và thời gian chỉ là một hoặc hai phút.

Những hòn đá xuất hiện vân tròn thần bí

Tại vùng Karon Bara miền trung Trung Mỹ, có một vài viên đá hình trứng, người dân bản địa luôn coi chúng là báu vật. Những viên đá này vào buổi chiều thì phẳng lì nhẵn nhụi, kì lạ là, trải qua một đêm, trên tất cả các viên đá đều xuất hiện những đường vân tròn thần bí.

Sau khi phơi dưới Mặt trời, những đường vân này liền tự động biến mất hoàn toàn trong buổi chiều. Những hòn đá trong phạm vi mấy km đều có hiện tượng như vậy. Đã từng có các nhà địa chất dùng các thiết bị quay phim để ghi lại quá trình biến đổi trong đêm của chúng, thì phát hiện ban đêm sau 12 giờ, dường như có những chiếc tay tàng hình đang khắc hoa văn trên mặt những viên đá đó. Tiếc là bọn họ không thể nghiên cứu ra bất kì nguyên do nào.

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Đi dạo Sài Gòn xưa với Petrus

Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của...

Tổ đình Giác Lâm – ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Hàm ý về tu luyện trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất ở Việt Nam mà có lẽ ai cũng một lần được nghe. Đối với một số nhà nghiên...

Nhớ về Gạch Ngói Đời Tân

Văn phòng giao dịch trưng bày sản phẩm gạch bông Đời Tân trên đường Trần Hưng Đạo, building to lớn là khách sạn Victoria của ông Nguyễn Tấn Đời cho...

Thương nhớ “ầu ơ…”

“Ầu ơ..., ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời”....

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai phần, tiếng nói và chữ viết. Âm thanh là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Viết là...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Nha Trang cái nhìn hoài cổ

Có những thành phố, khi nhắc đến tên, người ta nghĩ ngay đến nét đặc biệt của nó. Ví dụ, khi nói tới Sài Gòn, ta nghĩ ngay đến hoặc...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Exit mobile version