Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giếng địa ngục ở Yemen không ai dám bén mảng vì “chứa đầy ma quỷ“

Theo người dân địa phương, giếng Barhout ở Yemen được tạo ra như một nhà tù dành cho ma quỷ vì mùi hôi thối bốc ra từ đây. Thậm chí nó còn được gán cho cái tên rùng rợn “Giếng địa ngục”.

Gieng dia nguc o Yemen khong ai dam ben mang vi “chua day ma quy“

Giếng Barhout nằm trên sa mạc cách thủ đô Sanaa của Yemen 1.300 km khiến các nhà khoa học và người dân vô cùng hoang mang vì không thể nghiên cứu cũng như chạm đến đáy của nó.

Gieng dia nguc o Yemen khong ai dam ben mang vi “chua day ma quy“-Hinh-2

Giếng Barhout rộng 30 mét và có độ sâu ước tính từ 100 đến 250 mét. Ngay cả các nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm Yemen cũng không thể tới được đáy, vì lượng oxy thấp và mùi lạ phát ra từ giếng đã buộc họ trở lại bề mặt.

Gieng dia nguc o Yemen khong ai dam ben mang vi “chua day ma quy“-Hinh-3

“Chúng tôi nhận thấy những điều kỳ lạ bên trong. Chúng tôi cũng ngửi thấy một thứ gì đó kỳ lạ… Đó là một tình huống bí ẩn”, Salah Babhair – tổng giám đốc cơ quan khảo sát địa chất và tài nguyên khoáng sản của Yemen, cho biết.

Một số người đã cố gắng quay cận cảnh “Giếng địa ngục” và khẳng định rằng điều đó gần như là không thể. Có người lại cho rằng các vật thể đặt gần hố sâu sẽ bị hút vào đó.

Người dân địa phương thường truyền tai nhau rằng, giếng được tạo ra như một nhà tù dành cho ma quỷ do thường ngửi thấy mùi hôi thối bốc ra từ miệng giếng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học bác bỏ quan điểm cho rằng ma quỷ và vận rủi có liên quan gì đến giếng và nguồn gốc của nó. Giáo sư tại Đại học Keele ở Anh, cho rằng hố sâu có thể là một ụ đất đóng băng bị sụt gọi là “pingo” hay một hố sụt do sự xói mòn của đá vôi.

Trên thế giới cũng có những giếng kỳ lạ bị đồn đại có liên quan đến ma quỷ như ở Thị trấn Knaresborough, Bắc Yorkshire nước Anh. Giếng nước đặc biệt này nằm bên bờ sông Nidd.

Giếng lần đầu mở cửa đón khách tham quan vào năm 1630 và đến nay vẫn gây kinh ngạc nhờ khả năng biến vạn vật … hóa đá. Bởi vậy, theo tương truyền từ xa xưa, đó là giếng nước bị “ma quỷ nguyền rủa”.

Suốt thời gian dài từ những thế kỷ trước, người địa phương tin rằng giếng nước đã chịu lời nguyền. Bên cạnh đó, một phần của giếng có vẻ ngoài giống hộp sọ khổng lồ. Nên người dân xung quanh từng sống trong nỗi sợ hãi bị biến thành đá nếu không may chạm vào nước giếng.

Tìm hiểu kỹ hơn về giếng hóa đá, người ta nhận thấy hiện tượng này xảy ra với tốc độ rất nhanh. Một vài người còn thử nghiệm bằng cách thả những vật dụng hàng ngày xuống nước để theo dõi sự biến đổi.

Nhiều món đồ hóa thành đá chỉ sau vài tuần, từ chiếc mũ đội đầu, cho tới ấm nước, gấu bông, hay thậm chí cả xe đạp. Nhìn kỹ, du khách sẽ thấy đồ vật này bị phủ bên ngoài bởi lớp vỏ khoáng chất cứng.

Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích mẫu nước giếng để dập tắt những câu chuyện ma quái từng tồn tại. Kết quả phân tích cho thấy, nước giếng chứa nồng độ khoáng chất cao. Chúng sẽ kết tủa trên các vật thể khi tiếp xúc tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài.

Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới

Nắng chiều – Thoáng gặp, thoáng yêu của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Viện Viễn Đông Bác Cổ – EFEO và kho sách quý hiếm về Việt Nam

Ngay năm 1886, khi vừa được bổ nhiệm làm tổng công sứ Trung-Bắc Kỳ, Paul Bert đã có ý tưởng thành lập Bắc Kỳ Hàn Lâm Viện (Académie tonkinoise) nhằm...

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc… Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936...

Hoài niệm về cái Tết Trung Thu xưa

Tết Trung Thu có từ bao giờ, do ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta vào khoảng thời gian nào thì chưa có tài liệu...

Chuyện các tướng của Hai Bà Trưng

Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương” Đối mặt với nữ Đại tướng quân của Lĩnh Nam, Mã Viện thảm bại phải dâng biểu về...

Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa (Kỳ 4)

Phang Đình Phùng… cụng vô đường Lý Thái Tổ… ngay tại ngã ba… Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu!...

Trống Đọi Tam – Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Hoplite – Đội quân hùng mạnh nhất lịch sử Hy Lạp

Hoplite là một trong những đội quân huyền thoại trong lịch sử cổ đại với những chiến thắng lẫy lừng. Với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh, chiến thuật...

Vì sao ta lại cảm thấy khó chịu sau khi uống sữa

Sữa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu cơ thể bạn có những phản ứng hay triệu chứng khó chịu sau khi uống sữa thì cần...

Exit mobile version