Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Huyền bí khu chợ phù thủy

Bolivia là quê hương của vô vàn những chuyện thần bí có từ hàng ngàn năm trước. Không những thế, ở đây còn có khu chợ phù thủy bày bán các nguyên liệu làm bùa chú như phôi thai lạc đà, kền kền hay ếch khô.

Khu chợ phù thủy này có tên Mercado de las Brujas, nằm ở độ cao hơn 3.600 m so với mực nước biển, ngập tràn những sản phẩm lạ lùng và thú vị được dùng để làm bùa chú.

Đây là một địa điểm hấp dẫn đối với những người làm phép thuật và bói toán. Các cửa hàng ở đây bán nhiều mặt hàng đặc trưng như những viên đường đủ màu, thuốc lá, sao biển khô, lá coca và cả bào thai lạc đà cừu…

Khi làm lễ bằng những thứ này, người dân địa phương tin rằng họ sẽ được ban sức khoẻ tốt hơn, công việc làm ăn thuận lợi, đi lại an toàn và may mắn.

Những người phụ nữ Aymara mặc trang phục truyền thống với mũ đèn, áo choàng… ngồi bán hàng ở chợ phù thủy. Họ được biết đến như những yatiri (hay thầy lang, phù thủy) mà mọi người tin là có sức mạnh kết nối với thế giới khác.

Chợ phù thủy Mercado de las Brujas bán các loại bùa chú, những loại cây chữa bệnh, xác ếch khô và vô số đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ như những bức tượng nhỏ khắc từ gỗ, đá…

Nhiều món đồ, như xác khô của các loài mèo rừng hay chân lạc đà vicuna, không còn được bày bán do lệnh cấm từ chính phủ nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, các hàng vẫn bày chúng ở ngoài để thu hút du khách.

Phôi thai lạc đà khô là một trong những món hay được mua vì người dân tin rằng chúng có thể xua đuổi các linh hồn quỷ dữ. Nhiều công nhân xây dựng treo chúng ở công trường để tránh tai nạn.

Các thợ mỏ thường mua bánh kẹo, rượu và lá coca ở chợ để cúng thần linh, mong bù đắp lại cho những gì họ lấy từ lòng đất và để được bảo vệ khỏi hiểm nguy trong lòng mỏ.

Học sinh, sinh viên muốn gặp may mắn trong thi cử thường mua những lá bùa bằng đá khắc hình cú – loài tượng trưng cho sự thông thái, hay hình mặt trời – biểu tượng của năng lượng.

Ở đây, các thầy phù thuỷ thường được mời đến làm lễ cha’lla. Các đồ cúng tế được đặt trong một chiếc hộp kim loại rồi đun bằng loại gỗ thiêng. Sau khi các loại dược liệu, kẹo, và phụ kiện thần bí được xếp gọn gàng vào hộp, một bào thai lạc đà cừu được đặt lên trên.

Sau đó gói tất cả lại bằng giấy trắng trước khi đun lên để làm “canh” tế thần Pachamama. Khi củi được đốt lên, những người tham gia nghi lễ hít khói và nhai lá coca để nhảy nhót cùng Đức Mẹ.

Khi gói lễ được đốt cháy rụi, chủ nhà sẽ chôn tro xuống chỗ gần nhà để hoàn tất quy trình. Khu chợ này thường mở cửa hàng ngày từ 9h30 đến 19h.

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Sài Gòn – Chợ Lớn 1968

Những hình ảnh đổ nát tang thương về Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 do sĩ quan Mỹ Jim Giarrusso ghi lại khiến người...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Lịch sử ra đời của World Cup

Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh: FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4...

Quy phạm nhân luân trong chữ Hán

Chữ Hán là một loại văn tự có nguồn gốc rất đặc biệt và hiện vẫn đang là loại văn tự đặc thù trên thế giới. Nó cũng là loại...

Tượng Chúa Jesus lớn nhất châu Á tại Việt Nam

Nằm trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, tượng Chúa Kitô Vua (còn gọi là tượng Đức Chúa dang tay, tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng)...

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Nước Đại Việt thời Trần đã ‘thoát Trung’ như thế nào?

Các chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên....

“Nửa năm tiên cảnh” và khúc tống biệt của Tản Đà

Viết về sự nghiệp thi ca của thi sĩ Tản Đà (1889-1939), sách Tự Điển văn học (tập II, 1984) chép: “Nhiều bài thơ của Tản Đà đã bước đầu...

Sài Gòn của tôi

Sài Gòn vẫn rất dễ thương/ Cái tên dù lạ con đường vẫn quen. Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư...

Thao thức tiếng xích lô máy Sài Gòn xưa

Trước năm 1975, tụi con nít Sài Gòn rất thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm....

Bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức

Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về...

Exit mobile version