Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cốm Thanh Hương

Ở phía tây huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình có một làng quê yên tĩnh bên sông Hồng – không chỉ “mùa thu hương cốm bay”, mà suốt cả bốn mùa – khi nào cũng thơm mùi thơm của cốm. Làng ấy là làng Thanh Hương – một làng cốm lâu đời của quê hương lúa.

Từ đời xửa đời xưa, ở nơi đây, từ trẻ tới già, từ nam tới nữ, từ sớm tới chiều, từ ngày này sang tháng khác – người người làm cốm, nhà nhà làm cốm. Hình như trời sinh ra Thanh Hương để làng này làm cốm thì phải. Lá sen xanh mươn mướt, hạt cốm xanh lưu ly, sợi rơm cây lúa xanh rờn đã bao nhiêu đời gắn bó với người Thanh Hương…

Từ ngày xửa ngày xưa, người Thanh Hương đã chọn những thửa ruộng tốt nhất, phải một nắng hai sương cuốc cuốc cày cày, bừa cấy, tát nước, thả bèo, làm cỏ, bón chăm, phải quanh năm đầu tắt mặt tối để có được những mùa nếp cái hoa vàng nặng hạt, trĩu bông. Khi lúa chín, người Thanh Hương gặt về không được vò, không được đập, không được trục đá mà phải dùng đũa để tuốt. Các bà, các mẹ, các chị, các em (có khi cả các ông, các bác, các anh nữa), cứ mỗi người một đôi đũa, tất cả xúm vào tuốt thóc. Sau khi tuốt, người Thanh Hương được thóc và rơm. Rơm nếp để các bà, các mẹ, các chị bện thành những cái chổi rơm vàng. Còn thóc nếp để rang làm cốm.

Cốm Thanh Hương Thái Bình, Món ngon Cốm Thanh Hương, Đặc sản Cốm Thanh Hương,  com thanh huong

Thóc nếp đã tuốt phải được ngâm nước hai mươi bốn giờ, sau đó người ta vớt hết những hạt lép (Hạt lép nổi trên mặt nước). Còn những hạt thóc già ta đổ ra thúng, để ráo rồi đem rang. Người rang thóc phải là người có kinh nghiệm bởi vì công đoạn rang thóc quyêt định rất nhiều đến chất lượng của cốm. Nồi rang thóc phải là nồi gang dày, củi đun phải chọn thứ củi cháy âm ỉ, cháy không to không nhỏ, có như vậy hạt cốm mới có vị ngọt tự nhiên, ngọt như sữa mẹ. Thóc rang phải vừa lửa, còn đang nóng phải đổ vào cối giã ngay. Giã cốm là một công đoạn tinh vi đặc biệt. Chày giã không nặng quá cũng không nhẹ quá. Giã phải đều chân. Không được giã quá chậm vì giã quá chậm, thóc sẽ nguội, cốm sẽ vỡ. Người giã cốm phải giã sao cho cốm dẹp mà lại không bị vón.

Người giã cốm đã khéo. Nhưng người đảo cốm trong cối còn phải khéo hơn. Phải đảo từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đảo xoáy vòng tròn cho đều, không bị lỏi. Cốm giã xong được sàng sảy sạch trấu, bụi. Đó là cốm mộc. Người làm cốm còn phải hồ cốm. Người làm cốm lấy lá mạ, lá gừng giã ra hòa với nước thành một thứ phẩm màu xanh lá cây trộn vào với cốm mộc và đường trắng. Thế là ta đã có được cốm Thanh Hương xanh màu lưu ly rất đẹp.

Bà con Thanh Hương bảo rằng cứ một tạ thóc nếp cái hoa vàng loại tốt thì làm được sáu mươi cân cốm. Một cối ở Thanh Hương một ngày sản xuất được sáu mươi cân cốm. Làng Thanh Hương có trên một trăm hộ gia đình với trên một nghìn lao động làm cốm. Nhà ít nhất có một cối, nhà nhiều nhất có đến năm cối. Như vậy tính sơ sơ , cứ một ngày qua đi, làng cốm Thanh Hương đã cung cấp cho Thái Bình, cho Thủ đô và cho đất nước này mấy mươi tấn cốm.

Trong lễ vật của những đám dạm ngõ, cưới hỏi nối duyên chồng vợ ở các làng quê và cả phố thị ở Thái Bình và ở các miền quê khác trên đất nước chúng ta – thiếu gì thì thiếu, nhưng tôi tin rằng không thể thiếu bánh cốm Thanh Hương – món quà từ hạt gạo quê – món quà của hương đất hương đồng – món quà của tấm lòng người quê lúa

Langbian – Một châu báu ở Đông Dương

Trong một cuốn sách viết về du lịch xuất bản năm 1920 của hai tác giả Pháp Bouvard và Millet, cao nguyên Langbian được đánh giá là “châu báu” ở...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Người Việt nghèo nhưng vô cùng lãng phí

Có những sự thật nhức nhối mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận, trong đó đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề lãng phí chất xám và các...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Cơm vua

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua , Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Dinh Gia Long – Nét kiến trúc hoa mỹ của Sài Gòn xưa

Trong lịch sử tồn tại, Dinh Gia Long đã rất nhiều lần đổi chủ, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như bảo tàng, dinh thống đốc, dinh...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Giấc mộng phục hưng Văn minh Đông Sơn

Đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình chuyên khảo về nền văn minh Đông Sơn, và hàng trăm ngàn hiện vật thời Đông Sơn được khai quật, trưng bày,...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

Exit mobile version