Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mùa Thị chín

Sau cơn mưa đêm , buổi sáng ngủ dậy cảm giác trời se se lạnh, đúng tiết trời vào thu, dễ chịu đến thế. Màu vàng đang tủa dần trong vườn cây xanh. Nắng lên, những giọt mưa còn sót lại sau cơn mưa đêm qua đang pha lê trên đầu ngọn lá, có tiếng chim nào vừa rơi trong vườn cây . Tôi tìm thấy trong sự mát rượi của những cơn gió heo may đầu tiên một mùi thị chín. Cái mùi thơm có lẽ gắn liền với biết bao kỉ niệm của những đứa trẻ nông thôn ngày xưa, chẳng thể nào quên được.

Đối với đám trẻ con hồi đó, cây thị chả có gì xa lạ. Ở những làng quê Bắc bộ xưa, kiểu gì trong một xóm cũng có ít nhất vài ba cây đại thụ. Đôi khi chỉ cần vài ba cây, mà mỗi độ thu sang cũng đủ để thơm cả một xóm. Lũ trẻ con thính lắm, như bầy chim thích mùa quả chín. Mỗi mùa thị về chúng biết ngay, nhà ai có cây thị dù lớn dù nhỏ chúng đều biết cả.

Ở cái thời đại công nghiệp hóa, những gốc thị dần dần được thay thế bởi những loại cây có năng suất cao hơn. Cho nên những làng quê ngày càng ít đi những gốc thị. May mắn là bên hàng xóm nhà tôi còn một cây thị duy nhất của cả làng. Cây thị nhà bà Tỉnh. Cây to chừng ba người ôm mới hết, tán lá rậm rạp sum suê. Thuở còn nhỏ, khi nhà tôi chưa xây cái tường bao quanh, vườn nhà tôi và vườn nhà bà Tỉnh được ngăn cách bởi một hàng rào cây găng thưa. Những buổi trưa trốn ngủ tôi thường lách qua rào sang chơi với thằng Lâm. Buổi trưa mà ngồi dưới gốc thị thì mát lắm, có lần hai thằng rủ nhau trèo lên cây thị, bị mẹ tôi biết được gọi về cho ăn no đòn.

Mỗi mùa thị chín, tôi thường được cô Vân gọi sang, rồi dúi vào tay tôi những trái thị thơm vàng. Thuở ấy cô chưa đi lấy chồng, tôi và thằng Lâm hay được cô đan cho những cái túi thị bằng dây bao tải để mang về treo trong nhà. Cô Vân khéo tay nên những chiếc túi thị cô làm rất đẹp, những mắt túi cô buộc đều như những mắt lưới, phía trên còn có cả dây rút nữa. Cả tuổi thơ ngồi xem cô đan, cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa biết cách đan. Bọn trẻ lớn lên thời bây giờ chắc chả mấy đứa biết cái túi thị hình thù ra sao nữa.

Bà tôi hồi đó cũng hay vén rào sang nhà bà Tỉnh chơi. Khi thì bà mang sang cho bà Tỉnh trái mướp, khi thì bà mang mấy cái lá trầu không, khi thì sang mượn cái máy lửa… Hồi đó tình làng nghĩa xóm sao mà gần gụi thân thương! Bà Tỉnh thì cũng hay chia lại từng cái oản xôi cho bà tôi để mang về cho lũ trẻ con, khi thì chùm roi… Nhưng thích nhất vẫn cứ là những trái thị thơm, bởi vì lũ trẻ con chúng tôi sẽ còn nghĩ ra nhiều trò hay ho từ những trái thị đó.

Thuở ấy, tôi đủ lớn để biết được rằng cô Tấm chỉ là trong câu chuyện cổ tích mà chúng tôi được học. Nhưng chả hiểu sao khi cầm trái thị trên tay, hít hà cái mùi thơm dịu ngọt ấy, tôi vẫn thích mường tượng về những điều không có thật như thế. Tôi cũng thường treo trái thị đầu giường trước khi đi ngủ. Trong hương thơm ngọt ngào ấy, tôi thường thiếp đi lúc nào không hay.

Còn một trò nữa từ trái thị mà bọn trẻ con hồi đó hay chơi là: Mỗi lần ăn thị xong chúng tôi sẽ bớt lại những hạt thị. Hạt thị đem mài nhẵn, xong phơi khô rồi xỏ vào một que tre, làm cái gõ. Hạt thị cứng, chúng tôi có thể gõ vào bất kì những thứ gì phát ra được âm thanh…

Rồi cô Vân cũng đi lấy chồng, vài năm sau bà Tỉnh cũng mất, rồi bà tôi cũng theo bà Tỉnh đi mãi mãi. Từ đó trở đi tôi không bao giờ còn nhìn thấy ngọn khói rơm trên cái nóc bếp nhà bà Tỉnh nữa. Mà chỉ còn lại một góc sân xào xạc tiếng lá khô rơi, một góc sân nắng đổ vàng hoe mỗi chiều, cảm giác buồn đến nao lòng…

Tuổi thơ cứ tưởng chừng như kéo dài không bao giờ kết thúc. Thế rồi tôi cứ lớn dần lên, cuộc đời cuốn tôi đi lúc nào mà không hay. Những đứa trẻ năm đó giờ đã lớn, giờ đã bỏ làng mà đi, lâu lắm rồi chưa lần gặp lại. Chỉ còn cây thị vẫn đứng nơi đây, mỗi mùa lại cho quả chín, vẫn lặng lẽ nhìn những thế hệ sinh ra lớn lên rồi bỏ làng đi kiếm sống, có những người đi mà mãi mãi không quay trở về. Ở miền khói hương ấy có bà tôi, bà Tỉnh, nhưng các bà không ra đi, các bà vẫn quanh đây, nơi làng quê này, hóa thân vào mảnh đất này, mà lặng lẽ thơm trong mỗi mùa thị chín.

Nhà sàn – nét độc đáo trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, người Việt Nam đã xây dựng những ngôi nhà sàn tương tự như những ngôi nhà đang sử dụng ngày nay. Nhà sàn có thiết kế phù...

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960, khi thành phố này chưa bị nhấn chìm trong cuộc tranh giành quyền lực...

Bức tranh tổng quan về tục thờ Thần Nông ở Nam bộ

Thần Nông là vị vua trong huyền thoại, có công dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vị thần này được thờ cúng...

Ca trù – Bộ môn nghệ thuật độc đáo của nền âm nhạc Việt Nam

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 3: Xe chở khách miền Nam trước 1975

Phương tiện chuyên chở khách bằng xe hơi ở miền Nam trước 1975 rất đa dạng. Thời Pháp thuộc-Hòn Ngọc Viễn Đông trước 1954, người Pháp đã xử dụng một...

Nghịch lý giáo dục Việt Nam – Điểm thi là mục đích

Nếu lợi tức của giáo dục vẫn tập trung vào các kỳ thi, vào tấm bằng, thì người ta sẽ còn xoay xở ra trăm phương ngàn kế để “đầu...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Xem tướng qua khoảng cách giữa 2 đầu lông mày

Xem tướng lông mày là một trong những phần xem tướng quan trọng nhất, có thể cho biết tài năng thiên bẩm của người đó và cả vận mệnh sau...

Cư tang là gì ?

Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi...

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích: Chính tích (正脊): Bờ...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Các nữ tướng Việt khiến kẻ thù khiếp sợ

Đánh cho giặc ngoại xâm phải cắt tóc, cạo râu, vứt bỏ ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân để chạy về nước là một trong những điển tích...

Exit mobile version