Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự ân hận của người con từng xấu hổ vì có mẹ làm nghề nhặt vỏ lon

Trong thời khắc đó, tôi vô cùng hối hận vì đã nặng lời với mẹ. Vỏ lon là nguồn sống của mẹ, là nguồn sống của tôi; chưa bao giờ mẹ mua một bộ quần áo mới, không nỡ ăn một món ăn ngon, số tiền bán vỏ lon mẹ luôn dành dụm để nuôi tôi ăn học, để cho tôi có được một cuộc sống no đủ nhất, bằng bạn bằng bè nhất, vậy mà tôi lại nỡ làm vậy với mẹ.

Tất cả những người mẹ trên thế giới đều giống nhau, tất cả những người mẹ trên thế giới cũng đều khác nhau; họ giống nhau là ở tình yêu thương và không giống nhau ở chỗ tâm tư, tình cảm của mỗi người.

Ngày nhỏ, tôi luôn hận mẹ bởi mẹ rất thích những lon bia, lon nước đã uống hết kia. Những chiếc vỏ lon đủ màu khiến cho mẹ đang vội vàng đạp trên chiếc xe đạp cũ nát kia cũng phải dừng bước, tôi còn chưa kịp định hình thì bỗng một tiếng “bốp”, tất cả những chiếc vỏ lon đang còn nguyên vẹn bỗng nát tươm, nó giống như chiếc bánh quy bị dẫm nát dưới bàn chân của mẹ. Mẹ cúi người xuống nhặt, khuôn mặt rạng rỡ cho từng vỏ lon vào thùng đựng đồ trên xe đạp.

Thao tác này của mẹ hoàn thành vô cùng thành thạo. Càng nghĩ tôi càng đau đầu, mặc dù nhìn thấy mẹ hạnh phúc là thế nhưng tôi không muốn bị người ta chỉ trích là đứa trẻ có người mẹ đi nhặt phế thải.

Dần dần, tôi không đi nhặt cùng mẹ nữa, tôi tự do tự tại sống trong căn nhà lụp xụp của hai mẹ con, âm thanh của những lon bia cũng mãi mãi biến mất ra khỏi tai của tôi. Nhưng thật không ngờ, tôi lại gặp lại nó lần nữa.

Năm 18 tuổi, khi đang học ở một thành phố xa xôi, tôi đột nhiên bị bệnh sởi hành hạ, trong thời tiết nhiệt độ 42 độ C, điện tâm đồ của tôi bị mất hướng, miệng nôn ra máu, hai mắt dường như không nhìn thấy gì nữa. Nằm thoi thóp trên giường bệnh, tôi cảm nhận tử thần chỉ cách tôi có một bước nữa thôi. Tôi thều thào gọi:

Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ đưa con lên bệnh viện lớn điều trị cho con đi!”.

Đứng trước khát vọng mãnh liệt về sự sống, tôi khao khát được chặt lấy đôi bàn tay của mẹ đến nhường nào. Phải ngồi tàu mất mấy ngày mẹ mới đến được bệnh viện nơi tôi nằm, cũng may khi đó tôi đã qua khỏi cơn nguy hiểm, mẹ nắm chặt lấy hai tay của tôi và ôm vào lòng:

Con à, mẹ mãi ở bên con, cho dù có phải đi bán đồng nát mẹ cũng phải đưa con đến bệnh viện tốt nhất để chữa khỏi bệnh cho con!”.

Trong ánh đèn mờ của buổi hoàng hôn, trong dòng người tấp nập qua lại, mẹ đỡ lấy tôi rồi nói: “Hôm nay chúng ta không kịp đến bệnh viện tỉnh nữa rồi, hai mẹ con mình tìm nhà nghỉ nào ở tạm mai mình lên đường nhé!”.

Thế nhưng, mỗi lần bước vào nhà trọ, hai mẹ con tôi đều nhận được ánh mắt khinh bỉ và cái lắc đầu của ông bà chủ. Mẹ nói:

Để mẹ hỏi thêm một nhà này nữa, nếu vẫn đắt như thế thì hai mẹ con mình lại quay về nhà đầu tiên, chỉ có nơi đó là rẻ hơn thôi”.

Tôi gật đầu, và ngay sau lúc đó, tôi gặp lại đúng cảnh tượng quen thuộc: trong đêm tối, một tiếng “bốp” vang lên, mẹ khom lưng cúi xuống nhặt mấy ông bơ nát như bánh quy kia rồi cho vào túi áo…

Tôi vội vàng bước lại gần mẹ, vẻ mặt tức giận nắm lấy túi áo và lấy cái ống bơ nát kia ra vứt ngay xuống đất: “Bây giờ là lúc nào rồi mà mẹ còn nhặt những thứ vớ vẩn này nữa?”.

Mẹ đứng im đó, không nói một lời nào, một lúc sau thì đưa tôi vào nhà nghỉ gần đó, mẹ không hỏi giá mà cứ thế bước vào…

Trong thời khắc đó, tôi vô cùng hối hận vì đã nặng lời với mẹ. Vỏ lon là nguồn sống của mẹ, là nguồn sống của tôi; chưa bao giờ mẹ mua một bộ quần áo mới, không nỡ ăn một món ăn ngon, số tiền bán vỏ lon mẹ luôn dành dụm để nuôi tôi ăn học, để cho tôi có được một cuộc sống no đủ nhất, bằng bạn bằng bè nhất, vậy mà tôi lại nỡ làm vậy với mẹ.

Theo  Một Thế Giới

Tiền thưởng đời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Chịu đói giúp người

Dương Tự Trừng là người huyện Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, làm chức giám ngục trong nha huyện. Lúc nào tâm ý của tiên sinh cũng hết sức nhân từ,...

Việc đánh bạc ngày xưa

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Từ Kép Trong Tiếng Việt

So với các ngôn ngữ Tây phương như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt thường được coi là tiếng đơn âm hoặc đơn âm tiết (monosyllabic). Lý do là vì,...

Ký ức hương vị bánh mì Sài Gòn xưa

Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh...

Dinh thự cổ tráng lệ bậc nhất Sài Gòn xưa

 Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa… Tọa lạc tại số...

Đồng Ông Cộ – Lối di chuyển độc đáo ngày trước

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà...

Vẫn chưa dứt chuyện những con vật cầm tinh

Về tên của từng chi trong thập nhị chi, trong bài “Mão là thỏ hay mèo?”, đăng trên Đương thời số 29 (3-2011), chúng tôi đã viết: “Gần đây đã...

Xe lôi ở miền Nam Việt Nam

Xe lôi là đặc sản riêng của người miền Tây. Từ những chiếc xe lôi bộ vốn đã lùi vào quá khứ, phát triển thành xe lôi đạp, rồi cải...

Exit mobile version