Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Tháng 5 là lúc cái nắng hè oi ả xuất hiện, tiếng ve kêu râm ran, mùa hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Tháng 5 là lúc báo hiệu cho kì nghỉ hè dài của đám học trò sắp phải rời xa mái trường thân yêu, là lúc nói lời chia tay trong ngậm ngùi luyến tiếc của những cô cậu cuối cấp.

Tháng 5 đến, mùa hè lại về như thông lệ mà dòng chảy thời gian đã quy định. Nhưng nào có ai hay biết rằng bản thân mình đã được mấy lần lần chứng kiến cảnh hoa phượng nở rồi lại tàn…

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Cho đến tận bây giờ khi đang vội bước trên con đường quen, vô tình nhìn thấy những cánh phượng đỏ thắm, trong lòng bỗng phút chốc giật mình tự hỏi: “Ta đã đi qua mấy mùa phượng nở?”

Có lẽ tận sâu trong sâu thẳm trái tim ta cũng đã có nhiều lần thầm gọi “Tháng 5 ơi!”, để rồi lòng lại dâng trào lên bao cảm giác lưu luyến khi chợt có ai đó nhắc lại kỉ niệm cũ.

Sao mà quên được những âm thanh quá đỗi thân thương: là tiếng giảng bài ấm áp của các thầy cô giáo, là tiếng trả bài ê a của những cô cậu học trò, là tiếng trống trường “cắc cắc, tùng tùng” nghe thật vui tai vẫn khua đều khi đến giờ nghỉ tiết.

Đâu đó, ta bất chợt nghe lại tiếng nói cười của chúng bạn ngày nào và những tiếng ve râm ran trong bản đồng ca mùa hè dưới những hàng cây phượng vĩ.

Ta sẽ nhớ mãi về nơi ấy, nơi đã viết vào cuộc đời biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui. Những kí ức mơ mộng ngày nao, khi bụi phấn rơi trên bục giảng, mái tóc điểm bạc của cô thầy, và bên cạnh trang giáo án, những mái đầu xanh của đám trò nhỏ đang miệt mài ghi chép…

Đã bao lần cánh phượng được khoe mình bên những dòng lưu bút viết bằng màu mực tím. Những nhành hoa phượng, hoa học trò, hoa của những cuộc chia ly vẫn luôn rực rỡ, lung linh trong ánh nắng mặt trời như tâm hồn của các cô cậu học trò hồn nhiên, tinh nghịch.

Những cánh hoa phượng ấy vẫn ngời lên sắc đỏ, những tà áo trắng vẫn vô tư bay bay trong nắng… Nhưng nào ai hay biết con tàu thời gian đã lần lượt rời bến và cuốn trôi đi tất cả những tháng ngày êm đẹp, những kỷ niệm êm đềm về một thời ngây thơ, vụng dại.

Bất chợt, ta vội vàng ngồi xuống và nhặt nhạnh những cánh phượng còn sót cuối nẻo con đường, trong lòng chợt dâng lên niềm nuối tiếc khôn nguôi… Ngẩn ngơ nhìn cánh phượng mãi rồi, ta mới dám tự hỏi với lòng: “Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?”

Ảnh: Linh Văn Đinh

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

12 luật nhân quả trong cuộc đời

Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh...

Danh ca Chế Linh và câu chuyện một thời ở ẩn

Chế Linh là danh ca lừng lẫy của dòng nhạc vàng Việt Nam từ trước năm 1975. Đến nay, ông là “cột trụ” cuối cùng còn lại của “Tứ trụ”...

Tiền nạp theo (hay treo) là gì?

Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất...

Cái chạn bát trong miền ký ức (Garde De Manger)

Cái chạn là vật đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người. Chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi mà sao thân thuộc đến thế. Giờ...

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét là một nét văn hóa người miền Nam mà hễ bất cứ nơi đâu, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cơm cúng ông bà, người ta thấy sự...

Vì sao khi ăn đồ quá lạnh lại bị “buốt váng đầu”

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa? Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong...

Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần I)

Trong lịch sử Trung Hoa, các thích khách, sát thủ hiện lên như những trang nam nhi quả cảm và tuyệt đối trung thành. Họ là những người có thể...

Ngày xưa có một chợ sách…

Một mảnh vỡ của Sài Gòn sôi động Ở khu sách cũ của Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1 hiện giờ có một người bán sách ngoài 60 tuổi,...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính...

Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi

Ngày can chi : Ngày can chi theo chu kỳ 60 , độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi- (Kể cả tháng...

Exit mobile version