Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh ngải Lạng Sơn

Với bánh ngải, người vùng núi phía Bắc thường đun lá ngải non với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Xôi đồ chín cũng được giã đều trong cối cùng với lá ngải đã giã mịn từ trước. Cứ giã thế từ lúc xôi nóng hừng hực tới lúc thành thứ bột mềm, mịn và dẻo thì chuyển sang bắt bánh. Cũng có một cách xử lý lá khác là luộc nước vôi trong để giữ màu xanh, sau đó đảo qua cho ráo nước, cuối cùng lá đó cũng bỏ vào giã nhuyễn cùng xôi cho đến lúc thành bột mịn. Cũng có nơi, người dân xay nhuyễn lá rồi trộn với gạo, đồ thành xôi xanh, rồi mới giã mịn. Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn. Tỷ lệ nhân bánh không nhiều nếu so với bánh dày đỗ ngọt dưới xuôi. Bù lại, mùi vừng rất dậy quyện với mùi lá ngải nay đã chỉ còn thơm mà không còn chút đắng nào. Lạng Sơn được coi là “thủ phủ” của bánh ngải. Đến với mảnh đất này, ngoài mua thịt vịt quay, bát khâu nhục, khách du lịch còn thường mua bánh ngải mang về làm quà.

Về xuất xứ của câu ca dao “Gió Đưa Cành Trúc La Đà”

Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết thảo luận về địa danh Thọ Xương. Cũng như nguồn gốc của hai câu ca dao liên quan đến địa...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Nền Giáo Dục Của Miền Nam Trước 1975

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra Trưởng Ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-1967, Thứ...

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

“Thái căn đàm” là một cuốn sách chứa đựng những kinh nghiệm tu dưỡng, làm người, đối nhân xử thế của cổ nhân, ẩn chứa trí tuệ cao thâm sâu...

Chất giọng Huế có mấy sắc thái?

Tiếng nói - một trong những "mã khoá chính" - mở ra sắc thái văn hoá của cả một vùng đất quê hương. Đó là bằng chứng cho sự tồn...

Hà Nội 36 phố phường một thế kỷ trước

Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình, tạo nên 36 phố phường Hà Nội rất...

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình...

Lịch sử tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho

…Mười giờ tàu lại Bến Thành xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao… Đó là câu vè được người dân Nam bộ truyền miệng lại đã phác thảo cảnh...

Vì sao Nga bán Alaska cho Mỹ với giá rẻ mạt?

Năm 1867, Nga bán vùng lãnh thổ Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào thời điểm mà nơi đây đã nổi danh với nhiều mỏ vàng và khoáng...

Cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng...

Sự thăng trầm của các địa danh

Từ ngày Lý Thái Tổ thiên đô từ Hoa Lư, Ninh Bình, về thành Đại La và thấy rồng bay nên đặt tên là Thăng Long (1010). Đến đời Hậu...

Mỹ Tho “thành phố trầm lặng”

Người ta được biết rằng từ bốn thập niên qua, thì vùng địa lý của tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là khu vực đất đai của tỉnh Mỹ Tho...

Exit mobile version