Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bột ngọt và hạt nêm

Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…Nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ.

Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng?

Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế xử dụng Bột Nêm

Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối.

Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương.

Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc.

Nên nhớ Bột Nêm không thể thay thế thịt, cá… 

Cần nói ngay rằng, Bột Nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lầncác loại bột ngọt khác.

Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi INOSINATE = I và GUANYLATE = G, ( kết hợp hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên :

–  nếu kết hợp   với nhau sẽ tạo ra một số độc chất

– mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá.

– Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm.

Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.

Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá.

Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hóa chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.

Xử trí khi ngộ độc Bột Nêm

Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như :

– cứng cổ

– nhức đầu

– xây xẩm mặt mày

– hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…

Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân :

– uống thật nhiều nước

– hoặc các loại nước chanh

– nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.

Bột Nêm bị cấm xử dụng trong nấu ăn

Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn.

Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế 

Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo.

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

BS Trần Văn Ký

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Thiếc thay một đoá “đồ mi” hay “trà my”?

273. Kiến thức ngày nay, số 182, ngày 10-8-1995, Dòng 845 của Truyện Kiều là: “Tiếc thay một đoá trà mi” Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh...

Ophelia cứ một hai – Có hương thảo có nhớ thương

Tất cả bắt đầu bằng món gà ướp lá hương thảo nướng ở cái quán nhỏ trong một con hẻm bên kia cầu Lê Văn Sỹ. Không gian này đã...

Những tình khúc định mệnh của Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 7

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (7/7) – Chương VI : Tóm tắt và kết luận

Quy định bán hàng là cần thiết để tránh việc sản xuất thừa sản phẩm hư hỏng có hại hoặc nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, và đồng...

Cuộc sống ở nước Nga năm 1992 qua ảnh của Martin Parr

Sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, hàng hóa phương Tây… là thay đổi dễ nhận ra ở nước Nga năm 1992, khi Liên Xô...

Tìm hiểu “ÔNG GIÀ BA TRI”

*Miền Nam có thành ngữ “Ông Già Ba Tri” để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết ! nhưng  không mấy người biết chuyện Ông Già Ba Tri Ông...

Exit mobile version