Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lợn quay

So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên.

Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật. Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng. Quay một con lợn 30kg hơi cũng phải mất 2-3 tiếng, vừa ngồi quay lợn vừa bôi đều mật ong pha giấm trên con lợn và lấy que nhọn chọc dầu vào da con lợn để bì không bị nứt trong khi quay. Khi lợn chín tới, người ta dùng vải thấm nước lã lau qua mình con lợn một lượt rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Bỏ lợn ra khoảng 1 tiếng cho bớt nóng và để khi chặt thịt miếng thịt bày ra đĩa không bị nát. Đĩa thịt lợn quay vàng xộm thơm lừng ngon lành đến ứa nước miếng. Cắn miếng thịt quay có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị ngậy của thịt nướng, miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long

Chùa Vĩnh Tràng mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt. Chùa Vĩnh...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Viết cho đúng hỏi ngã – Vấn đề không đơn giản

Viết cho đúng hỏi ngã là một vấn đề không đơn giản, làm nhức đầu một số người, đồng thời lại quá dễ dàng đối với một số người khác....

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Tục thách cưới hay dở ra sao ?

Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Việt Nam – Bi kịch của một đất nước quá ồn ào

Gần nửa đêm, tôi giật mình thức giấc vì tiếng nhạc đấm vào tai. Cả xóm mở điện thoại hỏi nhau xem ai là người mở nhạc giữa đêm. Thứ...

Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Kiểu người gặp được nhất định phải trân quý

Một người thực sự có trình độ là người không chỉ có năng lực mạnh mẽ để làm các việc, hành động nhanh chóng, mà họ cũng còn phải biết...

Exit mobile version