Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghi vấn hóa chất độc hại… gây vô sinh trên quần áo

Đó là Nonylphenol Ethoxylates – hóa chất hữu cơ có thể phá vỡ cấu trúc hormone cơ thể động vật và con người.

Vừa qua, tổ chức phi chính phủ Greenpeace (Hòa Bình Xanh) đã cho công bố một bản báo cáo về các hóa chất độc hại được sử dụng trên quần áo và các sản phẩm thời trang của một số nhãn hiệu lớn trên thế giới. Kết quả là rất nhiều trong số đó đều có sử dụng chất Nonylphenol Ethoxylates (NPE) – một loại chất độc hại, thẩm thấu qua da và tác động tới hệ sinh sản, sức khỏe của con người.

Cùng tìm hiểu loại hóa chất này và tác hại thực sự của nó lên cơ thể chúng ta qua chùm ảnh dưới đây.

Nonylphenol ethoxylates (NPE) là loại hóa chất hữu cơ phổ biến trong công nghiệp, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt (đối với các sản phẩm dệt may) hoặc chất tẩy rửa công nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất công nghiệp với một số sản phẩm như nhựa, cao su, thuốc trừ sâu, sơn, giấy… người ta cũng thêm NPE vào.

NPE không tồn tại sẵn trong tự nhiên. Do đó để điều chế NPE trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa nonyphenol (NP) với ethylene oxide (EO) ở điều kiện tiêu chuẩn.

Ở nhiệt độ phòng, NPE có ở dạng lỏng, màu cam hoặc dạng rắn như sáp. Ngoài ra, bằng mắt thường, con người không thể phân biệt được NPE có được sử dụng trong sản phẩm của mình hay không.

NPE cũng được tìm thấy ở môi trường bên ngoài, chủ yếu trong nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Trong môi trường này, NPE rất dễ bị bẻ gãy thành nonylphenol – một chất hữu cơ bền, tích lũy sinh học và rất độc cho các loài động vật hoang dã, nhất là các sinh vật thủy sinh.

Cụ thể, khi NP phân hủy từ NPE xâm nhập vào cơ thể các sinh vật thủy sinh, chúng có xu hướng tích lũy trong các mô. Dần dần, thông qua chuỗi thức ăn, chất này thẩm thấu và có mặt trong rất nhiều động vật hoang dã, thậm chí đã từng được phát hiện trong cơ thể người.

Một nghiên cứu đã chỉ ra NP phân hủy từ NPE ở mức độ đủ lớn sẽ làm rối loạn nội tiết ở cá. Đặc biệt ở các loài cá đực, NP gây ra tình trạng nữ hóa, hậu quả làm giảm khả năng sinh sản và suy thoái giống nòi của chúng.

Theo các chuyên gia, NPE xâm nhập cơ thể động vật và con người qua ba con đường chính: hít phải không khí có NPE, ăn thực phẩm hoặc uống nước ô nhiễm có NPE, tiếp xúc trực tiếp với NPE qua da.

Khi xâm nhập, NPE có thể gây độc như làm cho sinh vật ngơ ngẩn, mất tỉnh táo; ngăn cản sự dịch chuyển và phá vỡ các hormone chức năng trong cơ thể, phá hủy tuyến nội tiết.

Trong trường hợp mà tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) chỉ ra, NPE trong quá trình sản xuất vẫn có thể còn dư thừa trên một số sản phẩm quần áo, giày dép… Lượng NPE này tuy nhỏ nhưng khi mặc quần áo lên người hay giặt chúng trong nước, NPE có thể phôi nhiễm và xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Đối với con người, các chuyên gia nghiên cứu tác hại của NPE trên hai phương diện: cấp tính và mãn tính. NPE chỉ ảnh hưởng cấp tính tới sức khỏe nếu chúng ta tiếp xúc với số lượng lớn. Khi đó, NPE gây kích ứng da, mắt, phổi và hệ tiêu hóa ngay lập tức.

Còn ở cấp độ mãn tính, việc tiếp xúc thường xuyên trong thời gian với NPE qua các sản phẩm công nghiệp hay nước nhiễm NPE sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở người, rối loạn một số thành phần nội tiết.

Hiện nay, chưa có một quy định nào về việc cấm hoàn toàn sử dụng NPE trong công nghiệp. Năm 2007, NPE mới chỉ bị cấm có giới hạn tại châu Âu trong sản xuất mỹ phẩm, dệt may, giầy với hàm lượng không quá 0,1% trên trọng lượng sản phẩm.

Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) cho rằng, NPE trong các sản phẩm quần áo sẽ gây vô sinh là chưa hoàn toàn xác đáng. Song, sự độc hại của chất này đều đã được thừa nhận, vì vậy hãy cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cho bản thân và gia đình để luôn được đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

Theo truyền thuyết và sử sách, thủy tổ người Việt Nam là Lạc Long Quân, có tên húy là Sùng Lãm, là con trai của Kinh Dương Vương và Long...

Cuộc bút chiến nảy lửa đầu thế kỷ 20 về giá trị của Truyện Kiều

Những năm đầu thế kỷ 20, khi nhóm Nam Phong gây nên phong trào tôn sùng truyện Kiều đã dẫn đến cuộc bút chiến với lớp Nho gia chống đối...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, anh xuất thân trong một gia đình trung nông ven nhánh sông Tiền, với ba người em :...

Hình ảnh người xưa tưởng tượng về năm 2000

Những con người ở thế kỷ 19 đã để trí tưởng tượng cũng như mong ước của mình bay xa cùng với những tấm hình vẽ về những tiến bộ...

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao...

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Chuyện về việc vua Lê Đại Hành dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều

Không chỉ “phô” sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo....

Nhớ về Gạch Ngói Đời Tân

Văn phòng giao dịch trưng bày sản phẩm gạch bông Đời Tân trên đường Trần Hưng Đạo, building to lớn là khách sạn Victoria của ông Nguyễn Tấn Đời cho...

Nha Trang 50 năm trước qua ảnh của Jack McCabe

Cùng ngắm những hình ảnh mộc mạc về thị xã Nha Trang năm 1967 qua loạt ảnh của cựu binh Mỹ Jack McCabe. Trung tâm thị xã Nha Trang năm 1967....

Exit mobile version