Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ruốc, ớt, hạt dưa nhuộm đỏ bằng thuốc nhuộm quần áo nguy hiểm ra sao

Người ăn phải ruốc được nhuộm đỏ bằng hóa chất Rhodamine có thể bị khó thở, nóng rát ở ngực, nhức đầu, nước tiểu biến thành màu đỏ huỳnh quang, chất này tích tụ lâu dài dễ dẫn đến ung thư.

Rhodamine là loại hóa chất độc hại dùng phổ biến trong công nghệ nhuộm dệt may, tiêu biểu nhất là Rhodamine 6G và Rhodamine B. Chất này được sử dụng như một phương tiện thu tia laser nhuộm. Thuốc nhuộm Rhodamine phát ra huỳnh quang nên có thể được phát hiện dễ dàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Hiện nay, Rhodamine được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học làm kính hiển vi huỳnh quang, đo dòng tế bào, quang phổ huỳnh quang tương quan và ELISA.


Thuốc nhuộm Rhodamine cực kỳ độc hại, và có thể hòa tan trong nước, methanol và ethanol.

Các chuyên gia khuyến cáo thuốc này cực kỳ độc hại, có thể hòa tan trong nước, methanol và ethanol, do đó bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên một số gia đình và nhà sản xuất đã lạm dụng Rhodamine B để làm đẹp thực phẩm vì sự tiện dụng, đơn giản mà rẻ tiền. Trong khi đó người tiêu dùng có tâm lý ưa chuộng sản phẩm màu sắc đẹp tươi nên dễ bị “đầu độc” bởi những thực phẩm nhiễm hóa chất này.

Thời gian qua, một số hộ dân ở Phú Yên đã sử dụng Rhodamine để nhuộm ruốc nhằm giúp sản phẩm có màu đỏ cánh sen đẹp mắt và không biết nó có tác hại như thế nào. Hồi tháng 3, một số du khách phát hiện ngư dân Gành Đỏ nhuộm màu cho các giỏ ruốc trên bãi biển nên đã chụp ảnh đăng trên Facebook, gây bức xúc trong cộng đồng mạng.

Đoàn kiểm tra liên ngành sau đó vào cuộc, rà soát các cơ sở kinh doanh, sản xuất ruốc trên địa bàn và lấy mẫu đi xét nghiệm. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản – thủy sản Phú Yên cho biết kết quả kiểm nghiệm 3 mẫu hóa chất dùng để nhuộm ruốc phát hiện một loại không được dùng trong chế biến thực phẩm là Rhodamine B màu đỏ cánh sen. Tuy nhiên do không bắt được quả tang, không đủ cơ sở pháp lý nên cơ quan chức năng không thể tiến hành xử phạt cơ sở.


Một người dân Phú Yên đang nhuộm ruốc bằng Rhodamine. (Ảnh: P.H).

Một số cơ sở sản xuất còn dùng Rhodamine B để nhuộm màu cho ớt. Cuối năm ngoái, cuộc kiểm tra đột xuất do Bộ Y tế phối hợp với Cục Cảnh sát C49 Bộ Công an tiến hành tại hộ gia đình ông Phạm Văn Tuyến và bà Hoàng Thị Tính ở tỉnh Hải Dương phát hiện 6 bao ớt bột nhiễm Rhodamine B.

Hóa chất nhuộm trên còn được dùng để làm đẹp hạt dưa. Người ta pha loãng Rhodamine B trong chiếc thùng lớn rồi đổ hạt dưa vào, trộn lên, phơi khô, đóng bịch và bán ra thị trường. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ cần cắn hạt dưa hay tiếp xúc vỏ dưa dính hóa chất này cũng rất nguy hiểm. Chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, lâu dần dẫn đến đột biến tế bào và ung thư. Những người bị suy gan sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì với biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết. Người có sức khỏe tốt mà dùng loại hạt dưa này lâu ngày dễ bị bệnh nan y như suy gan, thận và ung thư.

Ngay cả nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B cũng rất hạn chế, nếu mặc quần áo còn tồn dư thuốc này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, nhiều chuyên gia lên án việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào đều không thể chấp nhận được.


Rhodamine B có màu hồng cánh sen đẹp mắt.

Bác sĩ Tống Thành SiKa, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, giải thích Rhodamin B là một hợp chất hóa học có cấu tạo phân tử là C28H31ClN203. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất của Mỹ (viết tắt là MSDS – Material Safety Data Sheet) chỉ ra một số bằng chứng về khả năng gây ung thư của chất này khi thí nghiệm trên động vật, đối với người khi tiếp xúc hoặc nuốt phải Rhodamin có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như:

Cầu Trường Tiền – cây cầu của những sóng gió lịch sử ở xứ Huế

Cầu Trường Tiền là một biểu tượng lịch sử quan trọng của Cố đô Huế. Trong hơn 100 năm tồn tại, cầu đã trải qua ba lần đổ sập cùng...

Thương nhớ Cơm niêu

Bây giờ thì đâu còn ai nấu cơm bằng nồi đất hay nồi gang, tới bữa cơm nhà nhà đều bưng lên một cái nồi cơm điện. Thời công nghiệp,...

Hình ảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 trong sách cổ của Pháp

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Việt Nam được in trong ấn phẩm “Xứ Bắc Kỳ xưa – 1890-1894” (Le viewx Tonkin – 1890-1894) của tác giả Claude...

Ông thầy Việt Văn

Tôi hận ông thầy Việt văn lớp Mười một. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học thuộc lòng bài thơ Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ. Đó là...

Nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”

Ca khúc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang được nhạc sĩ Ngọc Chánh viết nhạc và Phạm Duy đặt lời để làm nhạc phim chính cho bộ phim cùng tên...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 22/25 – Trãi và Mã

Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi „Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại...

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Ý nghĩa thật sự của nghi thức uống rượu giao bôi trong hôn lễ

Nhắc tới “rượu giao bôi”, mọi người thường sẽ nghĩ tới nghi thức trong hôn lễ, tân lang và tân nương mỗi người nâng một ly rượu, bắt chéo tay...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Kỷ niệm về Viện Đại học Đà Lạt

Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.Viện Đại...

Lịch sự khi ra đường

Khi Ra Đường Khi ra đường, chúng ta phải lưu ý áo quần cho sạch sẽ, đầu tóc phải chải cho gọn ghẽ. Thận trọng giữ luật đi đường, để...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Exit mobile version