Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Việt ở Mỹ muốn về nước, cần làm thủ tục gì?

Mỹ là quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống. Cộng đồng người Việt ở Mỹ là một cộng đồng gắn kết và phát triển và là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.

Bốn tiểu bang nhiều người Việt sinh sống nhất ở Mỹ

Người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng phần lớn sẽ định cư tập trung vào một số tiểu bang tạo thành những khu dân cư đa phần là người gốc Việt. Tại Mỹ có 4 tiểu bang đông người Việt Nam sinh sống nhất.

people running on grassfield under blue skies at daytime

1. Tiểu bang California

Đây là tiểu bang đông dân nhất và có diện tích lớn thứ ba ở Mỹ. Là tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống nhất với những địa điểm nổi tiếng như: quận Cam, Los Angeles… Khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô như ở Việt Nam.

2. Tiểu bang Texas

Là một tiểu bang nằm ở khu vực trung tâm vùng Tây Nam của Mỹ, có lượng người Việt sinh sống đứng thứ hai tại Mỹ. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm, ở các vùng gần bờ biển khí hậu có phần ôn hòa hơn và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không quá lớn. Texas là một tiểu bang có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào thích hợp phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, bông sợi và các hoạt động chăn nuôi.

3. Tiểu bang Wasington

Đứng thứ ba trong danh sách các tiểu bang ở Mỹ có nhiều người Việt Nam sinh sống nhất. Phần lớn người Việt tập trung ở thành phố Seatle. Nơi đây có nhiều ngành nghề mũi nhọn phát triển kinh tế.

4. Tiểu bang Floria

Nằm ở miền Đông Nam nước Mỹ, tiểu bang Florida có địa hình đồi núi thấp, với một số lượng rất lớn các vùng hồ và rừng rậm, xen kẽ là các đầm lầy. Khí hậu của Floria là khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới quanh năm ấm nóng khá phù hợp với người Việt.

Thủ tục về nước cho người Việt tại Mỹ

Người Việt Nam tại Mỹ muốn về nước cần lưu ý hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục đối với từng đối tượng như sau:

1. Người có thẻ xanh (thường trú nhân)

Nếu về Việt Nam dưới một năm:

– Chỉ cần thẻ Xanh còn hiệu lực ít nhất sáu tháng.

– Visa của Việt Nam.

Cần lưu tuy ở ngoài Mỹ trên sáu tháng dưới một năm vẫn có thể dùng thẻ Xanh để trở lại nhưng nếu ở ngoài Hoa Kỳ từ sáu tháng trở lên thì khi vào quốc tịch là có vấn đề vì ở ngoài Mỹ từ sáu tháng trở lên là tạo ra tình trạng “mất liên tục về cư trú” một trong những điều kiện để không được nhập tịch.

Nếu về Việt Nam trên một năm:

– Cần visa của Việt Nam.

– Giấy phép tái nhập cảnh (Re-Entry Permit). Lưu ý Giấy phép tái nhập cảnh chỉ có hiệu lực hai năm.

Hiện nay, thủ tục xin Giấy phép tái nhập cảnh đã thay đổi. Trước đây có thể nộp đơn (mẫu I-131) khi còn ở Mỹ nhưng có thể về Việt Nam trước khi nhận được Giấy phép tái nhập cảnh. Nay thủ tục xin Giấy phép tái nhập cảnh buộc đương đơn phải lăn tay tại đây mới được phép rời đi.

2. Người vào Mỹ theo diện Fiance

– Nếu chưa có thẻ Xanh thì phải dùng giấy Advance Parole để trở lại Mỹ. Vì Passport Việt Nam còn hạn nên không cần xin Visa của Việt Nam.

– Nếu có thẻ Xanh tạm (Conditional Resident) thì có thể dùng thẻ Xanh này để trở lại Mỹ nhưng thẻ này phải còn hiệu lực ít sáu tháng (thẻ Xanh tạm chỉ có 2 năm hiệu lực). Nếu xin Giấy phép tái nhập cảnh thì Giấy phép tái nhập cảnh chỉ có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực trên thẻ Xanh. Nếu hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực thì không cần xin Visa của Việt Nam.

3. Người vào Mỹ theo diện di dân chưa có thẻ Xanh

Người vào Mỹ theo diện di dân như được cha mẹ, con, anh, chị em, vợ/chồng bảo lãnh khi tới Mỹ sẽ nhận được thẻ Xanh trong vòng từ vài tuần lễ đến vài tháng. Nếu vì khẩn cấp phải về Việt Nam liền thì có thể dùng visa định cư (immigrant visa) dán trên hộ chiếu Việt Nam để trở lại, nhưng visa này chỉ có hiệu lực sáu tháng nên phải trở lại Mỹ trước khi hết hạn. Nếu vì lý do nào đó phải ở lại Việt Nam lâu hơn thì người nhà phải gửi thẻ Xanh về Việt Nam cho mình để trở lại Mỹ.

4. Người tị nạn

Người vào Mỹ theo quy chế tị nạn và chưa có thẻ Xanh muốn trở lại Mỹ phải xin giấy Giấy thông hành cho người tị nạn (Refugee Travel Document). Nếu có hộ chiếu Việt Nam (Vietnamese Passprort) còn hiệu lực thì không cần xin Visa của Việt Nam.

5. Những trường hợp tuyệt đối không được rời khỏi Mỹ

Người có án thuộc loại hình sự (felony) như trộm cắp, sử dụng buôn bán hay sở hữu vũ khí, sử dụng bạo lực, hành hung vợ con, sử dụng tàng trữ hay buôn bán cần sa, ma túy thì tuyệt đối không được ra khỏi Mỹ.

Địa chỉ các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Hoa Kỳ

1. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ

Địa chỉ: 1233 20th Street N.W, Suite 400, Washington D.C.20036

Điện thoại: +001-202-8610737

Fax: +001-202-8610917 ; 8611297

Email: : info@vietnamembassy.us , consular@vietnamembassy.us

Website: www.vietnamembassy.us; www.vietnam-ustrade.org

– Giờ địa phương so với Việt Nam Mùa đông: – 12 giờ.

2. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston – Texas (Hoa Kỳ)

Địa chỉ: 5251Westheimer Road, Suite 1100, Houston, Texas 77056

Điện thoại: +001-713.850.1233; 7138771326; 7138400096

Fax: +001-713.871.0312; 7138100159

Email: tlsqhouston@mofa.gov.vn

Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: -12 giờ

3. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ)

Địa chỉ: 1700 California Street, Suite 580, San Francisco, CA 94109

Điện thoại: +1-0415-922-1707

Fax: +1-0415-922-1848

Email: consul.sanfrancisco@mofa.gov.vn

Website: www.vietnamconsulate-sf.org

Điện thoại ngoài giờ hành chính: 317-7051

Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: +14

4. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Địa chỉ: 866 United Nations Plaza, Suite 435. New York, NY 10017. USA

Điện thoại: +1-212-6440594 / 6440831

Fax: +1-212-6445732

Email: info@vietnam-un.org

Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: -11(mùa hè) và -12 giờ(mùa đông).

Nền Giáo Dục Của Miền Nam Trước 1975

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra Trưởng Ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-1967, Thứ...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Phan Thanh Giản – Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ

1. Vùng đất Lục tỉnh (Nam Kỳ) được chính thức khai khẩn kể từ khi chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược...

Tác giả bộ quốc sử đầu tiên của đất nước

Lê Văn Hưu là nhà sử học nổi tiếng thời Trần. Ông là tác giả bộ “Đại Việt sử ký” – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Lê...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Không lo không sợ là cảnh giới tinh thần của người quân tử

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng ưu sầu”, “Người quân tử không lo không sợ,...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Nguồn gốc du nhập cây cà phê vào Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những...

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Vì sao cả thế giới phải ngưỡng mộ về cách người Đức dạy con

Bạn có biết ở Đức, việc các bậc phụ huynh ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học bị cấm? Tất nhiên, không phải là người...

Exit mobile version