Tất cả chúng ta đều muốn tạo ra những bức ảnh chất lượng cao nhất có thể. Tuy nhiên có hàng loạt yếu tố có thê rảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh từ máy ảnh số của bạn mà thường gặp nhất là độ sắc nét, sự sắp đặt, độ tương phản và cân bằng màu sắc. Và việc phá hoại chất lượng hình ảnh của những yếu tố này sẽ bắt đầu ngay khi bạn rời tay khỏi phím chụp. May mắn thay, những sai lầm này đều có thể được khắc phục một cách dễ dàng khi bạn nhận ra sự tồn tại của chúng. Nào, Hãy băt đâu thôi.
1. Màn trập đã được mở quá rộng
Cách đây chưa đầy một thập kỷ, bạn hầu như không thể tìm thấy những chiếc ống kính thu phóng nhanh có khẩu độ tối đa rộng hơn F/4 mang nhãn hiệu Sony với mức giá dưới 1.000 USD. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ những năm qua đã khiến chúng ta đang sống trong thời kì của những chiếc ống kính phi thường. Các nhà sản xuất đã phát triển nên những chiếc ống kính chính xác về mặt quang học, tuyệt vời về độ sắc nét và có khả năng chụp với khẩu độ tương đối lớn. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng có được một ống kinh F/2.8 hoặc rộng hơn mà không cần phải bán đi bất kì thứ gì trong nhà.
Dù vậy, thời đại mới của những ống kính góc rộng cũng đi cùng với những lưu ý mới. Việc ống kính F/1.4 của bạn có thể bắt được những nguồn sáng yếu ớt không có nghĩa đây là khẩu độ lý tưởng cho mọi tình huống. Hầu hết ống kính có một số khẩu độ tối ưu nhất định mà khi bạn sử dụng thì ánh sáng qua ống kính sẽ tạo ra hình ảnh rõ nét nhất có thể của đối tượng ở trên cảm biến hoặc trên phim.
Khi bạn dùng ống kính với khẩu độ lớn nhất, khả năng thu thập ánh sáng của máy ảnh sẽ là lớn nhất và có thể tạo nên hiệu ứng xóa phông tốt nhất. Tuy nhiên, đây cũng thường là cài đặt quang học tồi nhất cho bức ảnh bởi nó làm cho các khiếm khuyết nhỏ trên hình ảnh trở nên rõ ràng hơn. Hiện tượng quang sai màu, sự mềm mại quá mức của bờ viền và sự mờ nhòe của các vật thể cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giải pháp:
Hãy giảm khẩu độ của máy ảnh (Stopping down) xuống một hoặc hai điểm dừng (stop). Bạn sẽ mất một chút ánh sáng, nhưng bạn sẽ thấy sự gia tăng rõ rệt về độ sắc nét của hình ảnh và chất lượng tổng thể. Tất nhiên, một số ống kính có thể tạo nên hình ảnh rõ nét đáng kinh ngạc ngay cả ở khẩu độ rộng nhất của chúng nhưng nhìn chung thì một ống kính F/1.4 tốt sẽ rất tuyệt ở F/2.8 và cực kì nổi bật ở F/4.
Nếu bạn lo lắng về việc mất hiệu ứng xóa phông, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một vài stop có thể làm mờ một phần nhỏ hình nền như thế nào bởi hiệu ứng này phụ thuộc vào khoảng cách tương đối của các vật thể trong cảnh. Vì vậy đừng ngần ngại giảm khẩu độ của ống kính mà bạn đang dùng đi.
2. Cơ thể chuyển động không phù hợp
Bất kể thiết bị, điều kiện hay chủ đề, nếu máy ảnh của bạn bị di chuyển không chủ ý thì hình ảnh của bạn sẽ không bao giờ có chất lượng kỹ thuật như chúng có thể. Thông thường, chúng bị mất độ sắc nét, mờ nhòe và trong nhiều trường hợp bạn sẽ không thấy được mục tiêu. Vì vậy ổn định hình ảnh bằng hệ ống kính (Optical image stabilization – OIS) hoặc bằng thuật toán thiết lập sẵn trong máy ảnh là các tính năng rất hữu ích. Và tất nhiên, một bộ chân máy đáng tin cậy luôn là người bạn đồng hành tốt cho tất cả mọi người.
Đồng thời, việc ý thức được về các chuyển động của cơ thể sẽ khiến bạn tiến được một chặng dài trong việc cải thiện chất lượng bức ảnh. Lý do là vì cách cầm máy ảnh và xác định vị trí cùng các tư thế cơ thể không phù hợp khi chụp ảnh rất dễ làm cho bạn phải xóa tấm hình vừa chụp xong.
Giải pháp:
Bất cứ khi nào bạn ngắm máy ảnh bằng tay, hãy chú ý đến vị trí của tay và chân cùng cách tay bạn cầm máy ảnh. Bạn cần giữ hai chân thẳng và mở rộng bằng vai. Nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh có ống kính thay đổi được, hãy nắm chặt thân máy bằng tay phải và dùng tay trái đỡ lấy ống kính Đồng thời tạo ra lực giữ cố đinh bằng cách đẩy nhẹ tay phải ra trước, kéo nhẹ về sau bằng tay trái. Giữ chặt hai cánh tay của bạn ở sát với cơ thể nhất có thể để làm độ ổn định đạt mức tối đa. Cuối cùng, bạn cần ấn nút chụp một cách nhẹ nhàng bởi vì nếu ấn mạnh sẽ làm máy ảnh bị giật rung.
Mẹo nhỏ:
Hãy chú ý đến một công thức nhỏ tiện dụng có tên là Quy tắc đối ứng (Reciprocal Rule). Quy tắc này giúp bạn ước tính tốc độ màn trập chậm nhất có thể tương ứng với độ dài tiêu cự đang dùng mà không làm máy bị rung. Ví dụ nếu bạn chụp hình với ống kính 50mm, tốc độ màn trập chậm nhất bạn nên sử dụng sẽ là 1/50 giây. Bạn chụp ở 100mm? Tốc độ màn trập chậm nhất cần dùng phải là 1/100 giây. Và tất nhiên, đây không phải là một quy tắc cứng nhắc mà là một kinh nghiệm từ thực hành lâu năm nên việc áp dụng nó một cách máy móc nó ở mọi trường hợp không phải là ý kiến hay.
3. Bỏ qua các cài đặt
Nghe thì có vẻ đơn giản. Tuy nhiên việc không nhận thức được các cài đặt sẵn có của máy là yếu tố khó chịụ nhất trong những yếu tố giết chết chất lượng hình ảnh mà bạn có thể phòng ngừa. Hình ảnh liên tục chệch ra khỏi tiêu điểm? Bạn cần kiểm tra xem độ tụ của kính ngắm có được điều chỉnh theo thị lực của bạn không – đặc biệt nếu bạn đeo kính áp tròng. Ảnh của bạn bị vỡ hạt (pixelated) khi ở độ phóng đại cao? Hãy chắc chắn rằng bạn đã không vô tình giảm độ phân giải máy ảnh (tính theo megapixel) thành các giá trị nhỏ hơn. Bởi những điều như thế này xảy ra thường xuyên với mức độ nhiều hơn bạn nghĩ rất nhiều lần
Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn không liên tục nhận ra những gì thiết bị của bạn đang làm thì bạn không chỉ là một nhiếp ảnh gia cẩu thả, mà bạn còn giới hạn khả năng và công việc của mình mà không vì lý do nào đáng kể cả.
Giải pháp:
Hãy chuẩn bị cho mình một bất ngờ thật lớn! Đùa thôi.
Cách dễ nhất để khắc phục việc lơ là khi chụp ảnh trong suy nghĩ của bạn là buộc bản thân luôn phải cảnh giác. Điều này có nghĩa là bạn cần kiểm tra liên tục các cài đặt sâu của máy ảnh như độ phân giải / định dạng hình ảnh và đoạn phim, phần mềm điều khiển và điều chỉnh ống kính lấy nét tự động. Việc theo dõi tất cả những điều này chắc chắn không phải là một trải nghiệm thú vị, nhưng nếu bạn muốn là một nhiếp ảnh gia tồi thì tốt nhất là cất máy ảnh đi.
Nói khác đi, bạn cần đặt sự chú ý về bản thân và hình ảnh của bạn một mức độ ưu tiên cao và đừng bao giờ để rơi vào cái bẫy của sự tự mãn khi nhắc đến việc tìm hiểu các thiết lập trong máy ảnh của mình.
4. Tổng hợp…
Tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn khi làm những việc chúng ta yêu thích. Và mỗi người chúng ta, dù có kinh nghiệm hay thành đạt đến đâu, sẽ luôn mắc lỗi nào đó với ảnh chụp của mình. Cách duy nhất để có thể ngăn những lỗi này và cải thiện chất lượng ảnh của mình là đảm bảo rằng chúng ta biết mình đã sai ở đâu. Nói khác đi, nếu bạn không có được chất lượng hình ảnh bạn muốn, bước đầu tiên để tìm hiểu vấn đề là nhận ra rằng chúng ta đã có một hình ảnh không tốt. Từ đó, việc của chúng ta là tìm cách xử lý vấn đề cho đến khi vấn để được giải quyết xong hoặc hòa giải một cách đáng kể các mẫu thuẫn.