Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chỉ số SAR của điện thoại là gì và ảnh hưởng ra sao đến cơ thể?

SAR (Specific Absorption Rate) là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio (RF – radiofrequency) của cơ thể người. Sóng này có thể do một nguồn bất kì phát ra, và trong trường hợp chúng ta đang quan tâm thì nguồn phát chính là điện thoại di động. SAR cung cấp một cách đo lường trực quan về khả năng phơi nhiễm sóng của điện thoại, đồng thời là công cụ được các cơ quan chức năng trên thế giới sử dụng nhằm đảm bảo thiết bị nằm trong ngưỡng an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải cứ SAR thấp sẽ an toàn hơn, và có nhiều nhầm lẫn vẫn thường xảy ra đối với chỉ số này.

Thử nghiệm SAR

Trước tiên hãy tìm hiểu về cách mà người ta đo chỉ số SAR, từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về cách mà nó ảnh hưởng đến cơ thể. Trong phòng thí nghiệm, cơ quan đo lường sẽ dùng các mô hình đầu và thân người chứa chất lỏng bên trong. Các mô hình này được thiết kế đặc biệt để mô phỏng lại đặc tính hấp thụ của tế bào.

Khi có một chiếc điện thoại cần test, người ta sẽ cho nó hoạt động ở mức năng lượng radio cao nhất. Đây thường là mức năng lượng mà điện thoại phải dùng tới khi sóng rất yếu, ngoài vùng phủ sóng hoặc vì lý do gì đó mà máy không dễ dàng dò được mạng di động. Chiếc điện thoại sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhằm mô phỏng đúng nhất việc sử dụng điện thoại của con người, kể cả thao tác áp điện thoại vào tai. Lúc này một hệ thống robot sẽ ghi nhận mức năng lượng để đưa ra nhiều con số SAR khác nhau. Tất cả dữ liệu này sẽ được nộp về cho cơ quan chức năng chuyên về kiểm duyệt sóng không dây, ở Mỹ là Cục truyền thông liên bang (FCC).

Tuy nhiên, trong giấy cấp phép cuối cùng mà FCC đưa cho nhà sản xuất sau khi đã thông qua, họ chỉ để lại chỉ số SAR cao nhất mà các bài test ghi nhận được. Con số này chỉ có ý nghĩa chứng minh rằng thiết bị đã vượt qua bài kiểm tra SAR của FCC mà thôi, và mức tối đa được FCC đưa ra 1.6 Watt/kg.

Cuối cùng, bạn cần lưu ý là chỉ số SAR phụ thuộc nhiều vào khối lượng của cơ thể hay khối mô hình được sử dụng để đo. Nếu không có thông tin chính xác về khối lượng này, bạn không thể trực tiếp so sánh hai chỉ số SAR với nhau. Vậy nên ở Châu Âu người ta dùng con số 10g, ở Mỹ dùng con số 1g để thống nhất giữa các hãng.

Chỉ số SAR cho chúng ta biết gì?

FCC yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại tiến hành thử nghiệm SAR ở tình trạng tệ nhất, nghiêm trọng nhất có thể diễn ra đối với thiết bị của họ bởi khi đó năng lượng mà máy sử dụng sẽ là cao nhất. Bên Châu Âu, Ủy ban Châu Âu cũng có yêu cầu tương tự như thế này. Các nhà sản xuất còn phải test không chỉ trên 1-2 băng tần mà với tất cả băng tần có đăng kí hoạt động.

Chính vì vậy, chỉ số SAR mà bạn thấy trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hay trên website của OEM chỉ đơn giản nói cho bạn biết thiết bị đã vượt qua bài test của FCC và đủ chuẩn để lưu hành trên thị trường. Nó không nói cho bạn biết cái nào sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới cơ thể của bạn vì việc thử nghiệm chỉ diễn ra trong môi trường nghiêm trọng nhất về sóng radio, không thể phản ánh việc sử dụng thường ngày của chúng ta. Chưa kể đến việc ngày nay các điện thoại đều được tối ưu để dùng ít năng lượng nhất có thể nhằm kéo dài thời gian dùng pin, bản thân thiết bị cũng sẽ liên tục tăng giảm sức mạnh của bộ thu nhận sóng tùy theo tình trạng tín hiệu lúc đó ra sao.

FCC khẳng định rằng bạn không thể dùng chỉ một chỉ số SAR để so sánh về mức độ phơi nhiễm sóng RF giữa điện thoại này với điện thoại khác vì các lý do sau (trong các ví dụ bên dưới, điện thoại A có chỉ số SAR cao hơn điện thoại B):

Một ví dụ khác ngoài Mỹ là Ấn Độ. Ấn Độ chuyển từ chuẩn của Châu Âu sang chuẩn Mỹ hồi năm 2012. Nhưng không giống như Mỹ, Ấn Độ không chỉ dựa vào SAR được cung cấp bởi nhà sản xuất, họ còn thực hiện test ngẫu nhiên trên các điện thoại đang lưu hàng cũng như với 10% số trạm phát sóng di động tại quốc gia này. Ấn Độ thậm chí còn yêu cầu tất cả điện thoại phải có chế độ hands free (tức là cho phép xài loa thoại để nói chuyện, tránh đặt máy gần cơ thể người).

Đồng ý là phơi nhiễm càng nhiều với bức xạ thì càng không tốt, và số SRA càng thấp thì càng tốt, tuy nhiên chỉ số SRA không nói lên được về tác hại của nó với sức khỏe của người dùng một cách rõ ràng. Việc chỉ nghe điện thoại trong thời gian ngắn cũng không đủ để sóng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta. Để đánh giá được ảnh hưởng của smartphone lên sức khỏe, người ta phải dùng nhiều biện pháp nghiên cứu và giám định khác nữa. Ngay cả tác hại của sóng không dây tới sức khỏe ngày nay vẫn còn đang có nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Tóm lại

Tất cả mọi điện thoại đều phải đạt chuẩn của FCC và EU trước khi chúng được tung ra thị trường. Thường chỉ số này cũng thấp hơn khá nhiều so với chuẩn nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng được thông qua. Với những bạn nào lo lắng quá về ảnh hưởng của sóng điện từ tới cơ thể, FCC khuyên bạn nên để điện thoại ra xa, có thể là dùng loa thoại hoặc dùng phụ kiện Bluetooth chẳng hạn.

Loạt ảnh về sự đông đúc khủng khiếp tại Trung Quốc

Chắc chắn bạn sẽ bị choáng váng đầu óc khi nhìn vào loạt ảnh về sự đông đúc đến nghẹt thở tại Trung Quốc dưới đây. Theo thống kê, Trung...

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt…​ Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

Từ nguyên của Christmas

Nhìn vào từ Christmas, ta dễ dàng nhận thấy nó có hai thành tố: Christ, mà ai cũng biết là dùng để chỉ Chúa Jesus, và mas là một biến...

Nhớ những Tết xưa

Cứ mỗi độ xuân về là những người hoài cổ không khỏi nuối tiếc về những cái Tết truyền thống… Đường phố ngày Tết Tết xưa không thể thiếu pháo...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Nhà thờ Cha Tam hơn 100 tuổi phong cách ‘lai’ Á Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc,...

Lịch sử hình thành của Nhà Thờ Đức Bà

1. Vị trí: Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: – Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Lịch sử đế chế La Mã

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ,...

Việt Nam – quốc gia thiếu ngủ?

Học sinh Việt Nam đang kêu cứu vì thiếu ngủ, khi mà tinh thần “thức khuya dậy sớm” vẫn được ngợi ca. Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ...

Luận về khí tiết

Ở xã hội ta bây giờ mà nói đến khí tiết, người khá nghe thì lấy làm ngại, người xoàng nghe thì cho là đồ vứt đi. Người khá vẫn...

Bức thư tình của Trịnh Công Sơn khiến chúng ta nhận ra công nghệ đã lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống…

Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964...

Exit mobile version