Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hashtag Là Gì? Sử Dụng Hashtag Trên Social Như Thế Nào?

Hầu hết chúng ta đều biết Hashtag là gì mỗi khi lướt nhanh trên các nền tảng Social Network mạng xã hội. Nhưng biết là một chuyện, hiểu cơ chế hoạt động của hashtag là một chuyện khác. Việc làm sao để sử dụng hiệu quả Hashtag trên các nền tảng mạng xã hội này là vô cùng quan trọng.
Một cách trực quan, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hashtag để phân loại nội dung, liên kết các bài viết liên quan tới nhau, giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận tới những nội dung họ quan tâm, và nhiều điều khác nữa. Việc điều gì xảy ra nếu ta sử dụng hashtag sai mục đích. Rất có khả năng người đọc sẽ phải tiếp cận những nội dung chẳng liên quan gì tới nhau, vô tình gây cho họ những trải nghiệm tồi tệ, “một đi không trở lại”.
Rõ ràng, bạn không hề muốn điều này xảy ra đối với thương hiệu của mình, phải không?
Quan trọng hơn, sử dụng hashtag không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu tới sự tương tác, gắn bó của khách hàng với nền tảng mạng xã hội bạn xây dựng. Theo một nghiên cứu của TrackMaven, một tweet mà sử dụng nhiều hơn 2 hashtag có các chỉ số tương tác có liên quan thấp đáng kể so với các bài ít sử dụng hashtag hơn. Chỉ số này còn đúng trên cả nền tảng Facebook.
sử dụng hashtag trên mạng xã hội
Tuy vậy, với Instagram, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Càng nhiều thẻ hashtag bạn gắn vào bài viết của mình, càng nhiều sự tương tác của người đọc với nội dung bạn truyền tải hơn. Tuy vậy, con số hashtag lý tưởng cho Insta chỉ nên dừng ở 10, bởi tính tương tác của khách hàng sẽ giảm từ đây.
Rõ ràng, nếu bạn biết cách sử dụng hashtag sao cho hợp lý, nó có thể đem lại tới bạn nhiều lợi ích mà có thể làm bạn choáng ngợp. Với bài viết này, chúng tôi mong muốn bạn có thể hiểu một cách đơn giản concept về hashtag, và cách sử dụng chúng làm sao cho hiệu quả và có thể đẩy content của bạn tới lượt tiếp cận từ khách hàng cao hơn.

1. Hashtag là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hashtag là một từ, hoặc cụm từ gắn với biểu tượng dấu # ở phía trước, thường được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Hashtag thường được dùng để gắn các từ khóa, hay chủ đề mà người dùng đang quan tâm, liên kết thành một nhóm các nội dung tìm kiếm có liên quan, giúp người dùng có thể thuận tiện tra cứu chúng.

Khi bạn gắn thẻ hashtag với các nội dung có liên quan, người dùng hoàn toàn có thể truy vấn được nội dung đó bằng cách tìm kiếm chúng trên các nền tảng mạng xã hội. Một khi họ nhấp chuột vào hashtag, một danh sách kết quả là các bài viết có cùng gắn thẻ hashtag trên sẽ được trả về.

Và nếu kết quả trả về trên đạt con số bài viết khổng lồ, chắc chắn hashtag trên đang làm mưa làm gió trên các mạng xã hội, trở thành một “hot-trend” mới. Nhưng xu hướng thì không nhất thiết xuất phát từ những hashtag hot nhất. Tùy thuộc vào sự độc đáo trong nội dung của bạn, vào môi trường địa lý và sự hứng thú của người dùng với nội dung, content của bạn hoàn toàn có thể trở thành trend mới trên mạng xã hội, bất kể việc bạn sử dụng hashtag nào đi chăng nữa.
Mỗi mạng xã hội lại có cách hiển thị hashtag khác nhau, tùy thuộc vào thuật toán tính toán mức độ hứng thú của người đọc vào các nội dung riêng biệt, cũng như tùy vào nguyên tắc hoạt động của mạng xã hội đó.

Nguồn gốc của hashtag?

Đi ngược về quá khứ, người đầu tiên sử dụng hashtag trong bài viết của mình chính là Chris Messina, một cựu nhân viên của Google.

Anh chính là người đầu tiên sử dụng hashtag cho bài tweet của mình trên Twitter vào năm 2007. Và từ đó, một trào lưu mới đã xuất hiện.

2. Cách sử dụng hiệu quả hashtag

Theo khảo sát của agency RadiumOne, có tới 75% người dùng mạng xã hội biết đến sự tồn tại của hashtag. Tất nhiên, số người biết cách sử dụng chúng ít hơn rất nhiều con số 75% trên.
Sử dụng hashtag không đơn giản chỉ là đánh một dấu # trước từ khóa, viết liền không dấu, không dấu cách. Dưới đây là một vài thủ thuật có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả sử dụng hashtag trên các nền tảng mạng xã hội:

Nguyên tắc sử dụng hashtag

1. Nếu bạn sử dụng hashtag cho một mục đích có sẵn (như phân loại nội dung, phục vụ hoạt động truy vấn), đừng sử dụng quá nhiều từ trong 1 hashtag. Kiểu như #daylahashtaghaynhatmatoitungsudung là nên tránh trong việc sử dụng hashtag.
2. Sử dụng hashtag cho các post công khai của bạn để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm content của bạn.
3. Đừng spam với hashtag: Việc quá tận dụng hashtag (theo kiểu từ nào trong bài viết của bạn cũng gắn hashtag, hoặc lạm dụng hashtag) có thể phản tác dụng, khiến bài viết của bạn bị loạn, khó nhìn. Ngoài ra, thống kê phía trên của chúng tôi cũng cho thấy, các bài post Facebook và Twitter chỉ nên sử dụng tối đa 2 hashtag, với Insta là tối đa 10 hashtag.
4. Sử dụng hashtag cho các nội dung có liên quan. Nếu hashtag chẳng liên quan gì tới content bạn gắn vào, rất có thể chúng sẽ gây trải nghiệm khó chịu tới người đọc, làm giảm sự tương tác của họ tới tài khoản mạng xã hội bạn xây dựng.
Bạn đừng đánh giá thấp sức mạnh trong việc hiểu rõ cách thức hoạt động của hashtag trong các sự kiện văn hóa – cộng đồng cụ thể, ví dụ như:
1. Sự kiện văn hóa – thể thao toàn cầu (#WorldCup , #AsianCup)
2. Sự kiện lễ hội (#TếtNguyênĐán , #GiángSinh)
3. Chủ đề đang hot (#GameofThrones)
4. Hashtag nổi trong tuần (#ĐộiTuyểnViệtNam)
5. Chủ đề nổi bật chung (#blogging)

Khi tiếp cận với những chủ đề sự kiện đang hot kể trên, bạn cần chú ý tiếp cận chúng một cách thận trọng. Tốt hơn cả, hạn chế tận dụng các chủ đề hot nói trên vào mục đích bán hàng trắng trợn, mà chỉ nên hòa mình vào sự kiện lớn, gắn thương hiệu vào những điều mà khách hàng đang quan tâm mà thôi.

Công cụ nghiên cứu hashtag

Làm sao để chúng ta có thể tăng lượt tương tác cho content thông qua việc gắn thẻ hashtag vào bài viết? Giống như hoạt động SEO trên Google vậy, việc nghiên cứu từ khóa hashtag vừa hot, vừa phù hợp với nội dung bạn xây dựng là một điều vô cùng quan trọng.
Những trợ thủ đắc lực dưới đây có thể giúp ích bạn nhiều trong việc nghiên cứu và lựa chọn hashtag phù hợp:
1. Hashtagify.me là một công cụ miễn phí giúp bạn tìm hashtag phù hợp. Nó cung cấp cho bạn các thông số kỹ thuật giúp bạn liên kết từ khóa và các tùy chọn có liên quan với content của mình.
2. RiteTag là một trợ thủ mạnh mẽ trong việc nghiên cứu từ khóa hashtag cho Facebook và Twitter, cung cấp các thông số được cập nhật liên tục về hashtag.

3. Sprout Social có bộ máy phân tích hashtag tuyệt vời, giúp bạn tìm kiếm những hashtag nào phù hợp nhất với thương hiệu doanh nghiệp bạn.
Bên cạnh việc sử dụng các công cụ chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương cách đơn giản hơn trong việc nghiên cứu và tìm kiếm hashtag, như: tìm hiểu hiệu suất hoạt động của các hashtag bạn đang sử dụng, tìm hiểu các đối thủ (cùng ngành) của bạn đang sử dụng từ khóa hashtag nào. Biết đâu, bạn lại nảy ra cho mình những ý tưởng hashtag độc đáo, có một không hai?

3. Xây dựng chiến lược Hashtag phù hợp

Nếu bạn muốn tìm kiếm chiến lược có thể sử dụng hashtag hiệu quả, thì đó chính là: hãy sử dụng những hashtag cụ thể, nhắm trực tiếp tới đối tượng khách hàng trọng tâm của bạn. Càng target sâu vào đối tượng này, sự tương tác của họ với thương hiệu của bạn càng lớn, thông điệp bạn muốn truyền tải lại càng có thể vươn xa hơn.

Bên cạnh việc sử dụng các hashtag đang hot, và tất nhiên, có liên quan tới content của mình, bạn nên sử dụng các brand hashtag, nói cách khác. là các hashtag thể hiện trực tiếp thương hiệu của bạn. Kiểu hashtag #ImLovinIt chính là slogan của McDonald’s như ví dụ ở phía dưới đây vậy.

Một hashtag thương hiệu không nhất thiết phải chứa tên doanh nghiệp bạn, nhưng nó phải liên kết chặt chẽ với những gì cốt lõi trong thương hiệu bạn. Nó có thể slogan của công ty, hay tên một sản phẩm mới mà công ty bạn đang bán trên thị trường.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng hashtag cho một chiến dịch Marketing cụ thể. Ví dụ: Hãng giày Tom’s sử dụng hashtag #withoutshoes xuyên suốt trong chiến dịch quảng cáo của họ nhằm chia sẻ hơn 10.000 chiếc giày mới cho nhóm trẻ em khó khăn, cần sự giúp đỡ.

Bạn không nên sử dụng hashtag quá chung chung, mà hãy “cụ thể chúng” khi có thể, ngay cả khi chúng có thể tạo cho bạn cảm giác rằng lượt tiếp cận các content đó bị thu hẹp. Ví dụ như, khi bạn phát triển một sản phẩm hướng tới đối tượng là những ông bố bà mẹ trẻ chẳng hạn, việc sử dụng hashtag #parents là quá rộng, có thể khiến nội dung của bạn chìm khuất trong cả tá các content sử dụng cùng hashtag.
Thay vào đó, #newmom là lựa chọn sáng suốt hơn, vì nó đánh trúng vào đối tượng khách hàng trọng tâm của thương hiệu bạn.
Một điều bạn cần lưu ý, đó chính là lưu ý đến khía cạnh “từ ngữ” trong hashtag. Vì hashtag có thể không dấu và viết liền, việc khách hàng hiểu sai nội dung hashtag là một điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thận trọng trong việc sử dụng hashtag kiểu này, nếu có thể thì bạn hãy add dấu vào ngay trong hashtag, hoặc sử dụng từ khóa khác ngắn gọn hơn, tránh bị hiểu lầm nhiều hơn.

4. Cẩm nang hashtag cho từng nền tảng mạng xã hội

Kể từ khi Twitter nổ tiếng súng đầu tiên, cho phép sử dụng hashtag, các mạng xã hội đều áp dụng trào lưu này cho nền tảng của riêng mình, theo các cách thức khác nhau. Tất nhiên, để thấu hiểu cách thức hoạt động của hashtag, bạn cần tìm hiểu chúng ở từng nền tảng mạng xã hội để có cách sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất:

Cách sử dụng hashtag trên Twitter

Ở Twitter, người ta sử dụng hashtag để tìm các đoạn tweet có nội dung phù hợp và có liên quan. Nếu tài khoản đặt ở chế độ public, người dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm các bài post có liên quan với hashtag họ đang truy vấn.

Trong Twitter, hashtag đóng một vai trò quan trọng để duy trì sự tương tác / gắn bó của người đọc với content. Như nghiên cứu ở phía trên chúng tôi đã chỉ ra, sự gắn bó này có thể bị sụt giảm đi đáng kể nếu bạn sử dụng quá 2 hashtag trong 1 bài tweet. Lý do là bởi họ cảm thấy bài viết này không tự nhiên, máy móc khi đọc các bài tweet dạng này.
Bạn có thể tìm kiếm hashtag phù hợp trên Twitter bằng cách sử dụng thanh tìm kiếm, click vào hashtag hoặc theo dõi các bài trend tweet để lên cho mình ý tưởng từ khóa phù hợp.

Cách sử dụng hashtag trên Instagram

Hashtag trên Instagram có đôi phần khác biệt so với Twitter, người ta sử dụng chúng để liên kết bức ảnh với nội dung có liên quan. Mục đích chủ yếu của hashtag trên Instagram ở đây là giúp người dùng tìm kiếm nội dung (bức ảnh) phù hợp, và tìm người dùng mới để follow, theo đó, giúp bạn tiếp cận tới lượt người dùng lớn hơn.
Một khảo sát đã cho thấy: Các bài post có sử dụng hashtag trên Instagram có lượt tương tác nhiều hơn 12.6% so với các bài post không sử dụng hashtag.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hashtag để tìm kiếm các bài post có liên quan. Ở đây, bạn có thể thấy tất cả các bức ảnh sử dụng cùng một hashtag, qua đó tiếp cận những hashtag mà bạn cảm thấy phù hợp nhất và hiệu quả nhất với content của mình.

Mức độ sắp xếp các hashtag của Instagram ở đây là theo độ phổ biến của chúng (có bao nhiêu người đang sử dụng hashtag đó).
Có rất nhiều những nghiên cứu tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Bao nhiêu hashtag cho một post trên Insta là đủ? Thực ra, không có con số chính xác để trả lời câu hỏi này. Nhưng bạn nên giới hạn số hashtag của bài post của mình ở mức 10 – 30 trong 1 bài. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, lượt tương tác của người dùng với 1 bài post có thể sụt giảm từ hashtag thứ 10 trên một bài post Instagram.

Cách sử dụng hashtag trên Facebook

Khác với Twitter hay Instagram, nơi mà người dùng có profile public, phần lớn người dùng trên Facebook đều để chế độ riêng tư cho các bài post của mình. Chính vì thế, hashtag chỉ khả dụng với những bài post công khai, thường thuộc về những tài khoản / page của người nổi tiếng (hoặc của thương hiệu riêng biệt).
Dưới đây là cách để bạn tìm kiếm từ khóa hashtag và các nội dung có liên quan trên Facebook:
1. Click vào hashtag để xem các bài post có nội dung liên quan.
2. Tìm kiếm bằng cách sử dụng thanh tìm kiếm.

Nếu bạn sử dụng hashtag trên Facebook, hãy sử dụng từ 1-2 hashtag mỗi bài (theo khuyến nghị của bài nghiên cứu chúng tôi phía trên. Ngoài ra, các ký tự trong hashtag cũng nên từ 10 ký tự trở lên.

Cách sử dụng hashtag trên LinkedIn

LinkedIn là một trong những mạng xã hội dành riêng cho môi trường doanh nghiệp. Tuy vậy về hashtag, nền tảng mạng xã hội này chỉ hỗ trợ hashtag trên di động (nhằm liên kết các nội dung có liên quan).
Trên môi trường desktop, khái niệm hashtag cho LinkedIn vẫn tương đối lạ lẫm.

Cách sử dụng hashtag trên Tumblr

Khi bạn tạo một post trên Tumblr, bạn sẽ thấy có một phần nằm ở phía dưới yêu cầu bạn add các “tags”. Tags ở đây đóng vai trò như một hashtag thông thường trên các nền tảng mạng xã hội khác. Khi bạn add các tag, Tumblr sẽ tự động xử lý chúng như một hashtag trong bài viết của bạn.

Cách sử dụng hashtag trên Pinterest


Hashtag trên Pinterest chỉ nhằm mục đích sử dụng trong phần mô tả nội dung của bài Pin (để người dùng click vào để theo dõi các nội dung có liên quan). Bạn nên nhớ rằng hashtag trên Pinterest không có chức năng tìm kiếm tự động như các nền tảng mạng xã hội khác, nên bạn nếu muốn tìm hashtag cụ thể, bạn phải search thủ công.

Cách sử dụng hashtag trên YouTube

Với YouTube, hashtag thường thông dụng nhất trong phần comment của các video. Người dùng hoàn toàn có thể để lại hashtag ở phần bình luận, khi bạn click vào đó, một danh sách các video chứa hashtag trong phần tiêu đề video sẽ được trả về.
Bạn nên nghiên cứu các chiến thuật sử dụng từ khóa trên YouTube, nhất là trong giai đoạn hashtag trên mạng chia sẻ video này còn đang mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi.

Các mạng xã hội khác

Không phải bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng sử dụng hashtag như một chức năng chính trong đó, dưới đây là một vài mạng xã hội “nói không” (hoặc chưa có kế hoạch) với việc sử dụng hashtag trong thời điểm hiện tại:
1. Flickr
2. GitHub
3. Google+
Khi xác định sử dụng hashtag trong các bài viết, bạn cần nghiên cứu kỹ cách thức hoạt động của hashtag trên các nền tảng mạng xã hội này và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với content của bạn.

5. Theo dõi và phân tích hashtag

Việc nghiên cứu hashtag sẽ nâng cao việc tương tác và sự gắn bó của người đọc với nội dung bạn cung cấp. Ngoài ra, việc nghiên cứu hashtag giúp bạn lựa chọn chính xác những từ khóa có liên quan trực tiếp tới content, phù hợp với đối tượng người đọc bạn muốn nhắm tới.

Bạn cần theo dõi hiệu suất của bài tweet, lần theo các lượt retweet, tương tác của người đọc và nhiều hơn nữa. Nó thực sự hiệu quả để bạn xây dựng chiến lược phát triển nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, giúp bạn dễ dàng đạt được lượng KPI đề ra từ trước đó.

6. Những điều nên làm khi sử dụng hashtag

Nhắm tới khách hàng cụ thể khi sử dụng hashtag

Hãy sử dụng hashtag nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể, đừng sử dụng những từ khóa chung chung, không nhắm vào đâu cả. Dù bạn có thể nghĩ rằng việc thu hẹp phạm vi tiếp cận như trên có thể khiến content của bạn tiếp cận tới ít đối tượng hơn, nhưng nó thực sự hiệu quả và có thể đem lại hiệu suất cao nhất tới nhóm khách hàng trọng tâm.
Ví dụ: Khi bạn muốn bán sản phẩm tới nhóm khách hàng là ông bố bà mẹ mới sinh con, hashtag #newmom rõ ràng hiệu quả hơn hashtag #parents.

Dùng hashtag cho từng nền tảng mạng xã hội khác nhau

Dù về cơ bản hashtag trên các nền tảng mạng xã hội có chức năng giống nhau: Tìm kiếm và trả về các nội dung có liên quan, nhưng cách thức hoạt động của hashtag trên mỗi mạng xã hội lại khác nhau (bạn có thể tìm hiểu thêm ở các mục nhỏ phía trên).
Chính vì vậy, trước khi sử dụng hashtag, bạn hãy nghiên cứu một cách chính xác hiệu suất của các từ khóa đó trên từng nền tảng khác nhau, và đưa ra lựa chọn chính xác. Bạn có thể nghiên cứu các công cụ bổ trợ trên Twitter (tại đây), hay Instagram (tại đây).

Sử dụng các hashtag có liên quan tới thương hiệu

Branded hashtag là một công cụ giúp bạn truyền tải thương hiệu / sản phẩm mới của bạn tới nhóm khách hàng trọng tâm. Tất nhiên, branded hashtag không nhất thiết phải đề trực tiếp tên thương hiệu / sản phẩm của bạn trên đó, nhưng chí ít nó phải truyền tải được tinh thần và giá trị cốt lõi của thương hiệu trên đó.
Hãy lấy ví dụ là hashtag #ImLovinIt của McDonald’s. Rõ ràng chúng ta không hề nhìn thấy cái tên McDonald’s trong đó, nhưng giá trị của thương hiệu vẫn được thể hiện thông qua hashtag slogan của doanh nghiệp.
Đây chính là cách để thương hiệu của bạn có thể ghi dấu trong lòng của khách hàng, mà hoạt động Marketing vẫn thể hiện sự tinh tế, không quá lố trong đó.

7. Những điều nên tránh khi sử dụng hashtag

Dùng hashtag quá dài

Về cơ bản, nguyên tắc khi sử dụng hashtag trên các nền tảng mạng xã hội là cần phải ngắn gọn và không quá phức tạp. Bởi hashtag chứa đựng các ký tự không dấu và không dấu cách, việc sử dụng từ khóa quá dài sẽ khiến người đọc bị nhầm lẫn và khó hiểu trong quá trình giải nghĩa. Không có một khách hàng nào muốn bỏ quá nhiều thời gian để ngồi giải nghĩa từng từ từng chữ trong đống hashtag dài dòng kia.
Ví dụ, thay vì sử dụng hashtag kiểu #AvocadoToastLovers, bạn chỉ cần sử dụng #Avocado là đủ. Phần “Toast Lovers” bạn có thể lồng ghép trong content của bài thì thích hợp hơn.

Sử dụng quá nhiều hashtag

Đừng nghĩ rằng việc sử dụng quá nhiều hashtag có thể khiến bài viết của bạn nổi bần bật trên mạng xã hội. Việc lạm dụng hashtag chỉ khiến khách hàng rối mắt khi đọc content của bạn. Nó còn có thể khiến người dùng hiểu sai tinh thần nội dung bài viết của bạn, khiến họ nghĩ bạn là một spammer không hơn không kém, làm bài viết trở nên máy móc và không tự nhiên.

Sử dụng hashtag ở khắp mọi nơi

Dù hashtag là một công cụ vô cùng hữu ích để giúp nội dung của bạn được tiếp cận tới đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn, nhưng không phải lúc nào việc sử dụng hashtag cũng là phù hợp. Với một bài viết không nhằm giá trị muốn phổ rộng nội dung tới đối tượng khách hàng trọng tâm, bạn không nhất thiết phải đặt hashtag vào đó.
Ví dụ: Khi bạn chỉ đơn giản muốn chia sẻ một bài báo, bạn không nhất thiết phải gắn thẻ hashtag vào. Nhưng nếu bạn muốn phân tích nội dung của bài báo (có thể chúng có liên quan tới thương hiệu của bạn), bạn nên gắn hashtag vào đó. Cân nhắc thật kỹ việc sử dụng hashtag trong các bài post để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động Marketing liên quan tới các nền tảng mạng xã hội.

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Thời xưa người miền Tây mặc gì?

Trong thời gian Nguyễn Hoàng trấn thủ tại Thuận Hóa, trang phục của người dân ở đây cũng giống như ngoài Bắc nhưng càng tiến về phương Nam, trang phục...

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Bá Đa Lộc có cứu sống Nguyễn Ánh?

Về công trạng của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, có hai điểm được hầu hết các sử gia thuộc địa hết sức đề cao: 1- Mặc dù...

Ý nghĩa của những tình khúc không tên Vũ Thành An

Có ai đó đã ví von rằng, cuộc đời là những chuyến xe, đưa ta đi qua những miền đồng bằng êm ả, hay đồi núi, đèo cao gập ghềnh....

Những điểm nổi bật về Thiên Hoàng Minh Trị, Người mở cửa nước Nhật

Thiên Hoàng Minh Trị trị vì từ năm 1868 đến năm 1912. Ông nổi tiếng trong việc đưa Nhật Bản vào thế giới hiện đại, Thiên hoàng Minh Trị là...

Câu chuyện ý nghĩa: Bác tiều phu và người học giả

Mời các bạn cùng đọc câu chuyện ý nghĩa dưới đây và rút ra cho mình bài học trong cuộc sống nhé! Người tiều phu và người học giả cùng...

Con gái Hà Nội ở đâu?

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây...

Exit mobile version