Nổi tiếng bởi sự giàu có, những ý tưởng dẫn đầu trào lưu công nghệ, Thung lũng Silicon còn có những góc khuất chưa được kể ra.
Trong bài blog, cô cho biết mình bị đối xử thậm tệ, bị quản lý gạ gẫm quan hệ nhưng lại bị phạt vì việc đó. Bài viết còn đề cập việc Fowler bị một quản lý khác ngăn không cho chuyển đi, thậm chí đánh giá cô hiệu suất kém chỉ vì có phụ nữ khác trong nhóm chấp nhận lạm dụng tình dục.
|
Bê bối tình dục khiến Travis Kalanick bán hết cổ phiếu và rời Hội đồng Quản trị công ty mà ông chung tay lập nên cách đây 10 năm. Ảnh: Getty. |
Đằng sau thiên đường công nghệ
Bài đăng của Fowler nhanh chóng lan truyền. Tuy vậy, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cho rằng những thứ mà Fowler viết là “ghê tởm và chống lại những gì Uber cho phép và tin tưởng”.
Nhưng sau hàng loạt bê bối được công khai, bao gồm video Travis cãi nhau với tài xế Uber, ông rốt cuộc buộc phải ký đơn từ chức.
Sau khi đăng bài viết, tài khoản mạng xã hội của cô liên tục bị tấn công, bản thân Fowler bị thám tử tư theo dõi. Nhưng theo cô, phụ nữ trẻ hoàn toàn có thể làm chủ số phận và đứng lên chống lại bất công, “dù điều đó có khiến ta sợ hãi”, cô nói.
Bài viết của Fowler nhanh chóng trở thành tâm điểm và dĩ nhiên, cuộc sống của cô cũng bị đảo lộn. Cả bản thân Fowler, bạn bè và gia đình cô ngay lập tức trở thành mục tiêu theo dõi và điều tra. Sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát đến mức cô phải thuê vệ sĩ đến bảo vệ mình.
Thung lũng Silicon vốn được định hình bằng hệ thống khai thác nhân lực khổng lồ, ít điều tiết giám sát và dĩ nhiên là vô cùng giàu có. Thế giới đầy quyền lực đó đã tạo ra việc làm cho rất nhiều người, chi phối cuộc sống họ và không một ai, kể cả Fowler có thể lập tức thay đổi.
Susan Fowler hiện là biên tập viên cho tờ The New York Times. Ảnh: The Verge. |
“Tại Silicon Valley, phụ nữ phải làm rất nhiều việc nhưng lại bị trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp nam”, Fowler nói.
“Tôi đến làm việc tại Uber vì khi đó, 25% kỹ sư tại đây là phụ nữ, tỷ lệ cao nhất Thung lũng Silicon đã cho tôi hy vọng rằng văn hóa công ty sẽ phù hợp hơn tất thảy những nơi từng làm. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu làm việc, tôi đã bị chính quản lý của mình gạ gẫm”.
Đầy rẫy những nguy cơ
“Khi tôi báo cáo vụ việc, phòng Nhân sự cho rằng vì đây là lần đầu tiên phạm tội, người quản lý đó sẽ không bị kỷ luật. Thay vào đó, tôi có quyền chọn: Một là ở lại trong nhóm và bị đánh giá hiệu suất kém, hai là chuyển sang các nhóm khác trong công ty”.
Fowler chọn cách thứ hai. Nhưng ở Uber, phân biệt giới tính và nạn quấy rối không chỉ dừng lại ở một người. Cũng như Fowler, nhiều phụ nữ khác trong công ty đã chọn cách nghỉ việc.
Những cuộc biểu tình tại Thung lũng Silicon không phải là điều hiếm hoi. Ảnh: Getty. |
“Phụ nữ tại đây phải làm việc hàng giờ liền, dưới nguy cơ bị công kích và quấy rối tình dục mà không được bảo vệ. Năm 2018, hơn 20.000 nhân viên Google đình công vài giờ, do một phần mức đãi ngộ cho những giám đốc điều hành bị buộc tội quấy rối tình dục quá cao”, Fowler cho biết.
Theo The Nation, nếu không có bài đăng của Fowler, bê bối ở Uber sẽ mãi là phần chìm của tảng băng trôi. “Không ai có ý định phanh phui hay thay đổi chúng, dù hầu như mọi người trong công ty, thậm chí nhà đầu tư đều biết về chuyện đó”.
“Các nhân viên cấp thấp ở những công ty này hầu như đều không có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi chính mình. Họ bị che giấu những quyền hạn mà mình vốn có thể sở hữu, bị phân biệt và công kích, nhưng tuyệt nhiên không có đến một sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào từ phía bộ phận lãnh đạo. Ai đó như Kalanick hoàn toàn có khả năng trở thành ông chủ ở bất kỳ công ty nào tại Thung lũng Silicon”, cô nói.
TechTalk