Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt giữa hai chiếc áo của nam và nữ đó?

Câu trả lời nằm ở hàng cúc áo (khuy áo) sơmi. Bạn có để ý thấy phần cúc áo trên chiếc áo sơmi nam được đặt ngược bên so với áo của nữ. Cụ thể, hàng cúc của áo nam được đặt phía bên phải, trong khi áo nữ lại là ở bên trái. Tại sao lại như vậy?

Trang phục thời xưa luôn rất cầu kỳ và phức tạp

Hầu hết mọi người khi được hỏi sẽ cho rằng, phần cúc áo được thiết kế như vậy là để người vợ cài cúc cho chồng thuận tiện hơn. Nhưng rất tiếc, thực chất nút áo bên vạt trái được thiết kế riêng dành cho phái nữ bởi mang yếu tố lịch sử trong ngành thời trang.

Vào thời Phục Hưng, khi trang phục yêu thích của phụ nữ là bộ cánh diêm dúa và cầu kỳ thì việc tự mặc quần áo mỗi ngày là điều khá phiền phức đối với quý bà giàu có.

Các quý bà thời xưa luôn được có người giúp việc mặc giúp những bộ trang phục cầu kỳ
Chính vì thế, việc may hàng cúc áo bên trái trên áo nữ được cho là sẽ giúp đội ngũ người giúp việc thuận tay hơn – tiện ích trong việc giúp họ mặc trang phục hàng ngày. Còn quý ông luôn tự mặc y phục cho mình, vì vậy hàng cúc áo được may ở bên phải.

Bên cạnh đó, nếu các hãng thời trang ngày nay thường nhờ người mẫu để kích thích sự chú ý, thúc đẩy doanh thu thì hàng trăm năm trước, những quý bà luôn là “người mẫu mặc thử” được săn đón của thợ may.
Dần dần, việc may cúc áo ngược chiều nhau trở thành thói quen và quy định bất thành văn của giới thời trang.
Việc may nút áo ngược cho phụ nữ đã trở thành luật “bất thành văn” trong ngành thời trang

Ngoài ra còn một lý do đáng tin cậy khác, ngày xưa, khi các quý ông thường xuyên phải dùng tay thuận của mình (được cho là tay phải) để rút vũ khí ra từ trong áo thì tay trái của họ sẽ làm nhiệm vụ cởi nút áo.

Khuy áo bên phải cũng là để các quý ông thời xưa rút vũ khí được thuận tiện hơn

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc các bà mẹ hay bế em bé sơ sinh ở tay trái và phải tự cởi nút áo bằng tay phải để cho con bú cũng là một trong những lý do góp phần vào việc hình thay thói quen may nút áo ở 2 bên khác nhau cho mỗi giới tính.

Nguồn: Mentalfloss

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác của nhạc sỹ Lam Phương

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi...

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao...

Nha Trang-Paris, Mệ và tôi

Tôi gặp lại Mệ sau trên 25 năm, tại căn nhà trong một khu chung cư ngoại ô Paris. Sau 25 năm, Mệ có thay đổi, lưng đã còng, mắt...

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng...

Việt Nam trong nét bình dị của những năm 1990

Ấn tượng về một đất nước với những vẻ đẹp bình dị và mộc mạc, nhiếp ảnh gia người Mỹ David Alan Harvey đã thực hiện một cuộc hành trình trên...

Tục ăn trầu của người Việt xưa qua góc nhìn của người Pháp

Tập tục ăn trầu ở Việt Nam dần dần bị mai một vì lớp trẻ hiện nay không mặn mà với món “khoái khẩu” này của cha ông. Nhưng ít...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Nha Trang Trước 1975

Nha Trang, Vietnam 1967 : Bãi biển Nha Trang dọc theo đường Duy Tân Nha Trang - Dòng Chúa cứu thế (KS Hải Yến bây giờ) Phụ nữ gánh bán...

Exit mobile version