Tam Quốc Diễn Nghĩa được đánh giá là tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Khi được học về tác phẩm này chúng ta thường hình dung được nên lịch sử Trung Hoa thời tam quốc phân tranh. Và trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có những điển tích nổi tiếng mà nhiều bạn có thể chưa biết.
Về tác phẩm văn học Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những tác phẩm thuộc “tứ đại kỳ thư” của văn học Trung Quốc lúc bấy giờ. Được viết bằng phương thức bảy thực ba hư với việc được thêm vào nhiều tình tiết hư cấu để khắc họa tính cách và hình tượng nhân vật sâu sắc, đậm nét hơn.
8 điển tích nổi tiếng nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
-
Kết nghĩa đào viên
Đây là một trong những điển tích nổi tiếng của tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Câu chuyện bắt đầu khi Lưu Bị thấy gã bán thịt heo Trương Phi đang thách đấu tài năng của Quan Vũ. Được chứng kiến tài năng của hai vị anh tài này, Lưu Bị thầm kháng phục và ngỏ ý muốn kết bằng hữu.
-
Uống rượu luận anh hùng
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi thứ 21 là điển tích uống rượu luận anh hùng. Chuyện kể về bữa tiệc rượu, Tào Tháo và Lưu Bị lúc này vẫn còn là khuynh đệ tốt trên bến dưới thuyền còn ẩn bóng trong nước Ngụy cùng mưu đồ lớn.
Tác phẩm khác họa chân thật nhân vật bằng những cử chỉ, hành động tinh tế nhất. Tạo cho người đọc thấy Tào Tháo và Lưu Bị là 2 người trái ngược tính cách nhưng khi ở cạnh lại có điểm tương đồng.
Khi cùng uống rượu vui ca, Tào Tháo hỏi Lưu Bị là đã từng đi khắp năm châu bốn phương. Tất biết rõ anh hùng thời này như thế nào, mời thử nói xem.
Lưu Bị liền kể ra rất nhiều cái tên như Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Cảnh Thăng, Tôn Sách, Lưu Chương,… Thế nhưng Tào Tháo đều gạt đi và nói: “Anh hùng trong thiện hạ thời này, duy chỉ có sứ quân cùng với Tháo đây mà thôi!”.
Lưu Bị nghe thấy nhất thời kinh hãi, còn đánh tơi cả đôi đũa trên tay. Vừa lúc bất ngờ có tiếng sấm thì Lưu bị mới giả bộ ung dung, cúi xuống nhặt đũa và nói: “Uy trời chấn động, vừa nghe đã ra nỗi này!”. Tào Tháo cười lớn rồi nói: “Bậc trượng phu mà cũng sợ sấm sét hay sao?”
-
Qua năm ải chém sáu tướng trong Tam Quốc
Khi còn làm tù binh ở Tào doanh, Quan Vũ đã từ chối lời đề nghị của Tào Tháo. Treo ấn từ quan, dẫn theo hai vị đại tẩu tiến về phía Hà Bắc để lập mưu với huynh trưởng Lưu Bị. Trên đường đi, Lưu Bị phải lần lượt vượt qua năm quan ải và chém sáu vị tướng của Tào Tháo.
-
Ôn tửu trảm Hoa Hùng
Tào Tháo, Viên Thiệu cùng các Lộ chư hầu kết hợp để phạt Đổng, đối mặt với Lữ Bố ngay tại Tỵ Thủy Quan. Bộ hạ của Lữ Bố là Hoa Hùng tham chiến đánh bại nhiều tướng lĩnh, khiến liên minh phạt Đổng khiếp sợ. Không ai còn dám đứng ra ứng chiến. Chỉ có Quan Vũ bước lên xin đi lấy đầu Hoa Hùng. Không lâu sau liên minh kinh hãi khi nhìn thấy Quan Vũ đem đầu của Hoa Hùng về.
-
Tam cố thảo lư
Sau sự ra đi của Từ Thứ đã giới thiệu Gia Cát Lượng làm quen với Lưu Bị. Ba anh em Lưu – Quan – Trương khởi hành đến Nam Dương Long Trung để thuyết phục Gia Cát Lượng xuất sơn.
Đến tận lần thứ 3 mới gặp được Gia Cát Lượng khi đang ngủ trong lều tranh. Vì bực tức nên Trương Phi hết muốn phóng hỏa đốt nhà nhưng Quan Vũ ngăn lại. Sau 1 canh giờ chờ đợi, Lưu Bị cũng có thể thỉnh giáo Gia Cát Lượng và ông ngồi nghe thuyết về Long Trung đối sách.
-
Khâu chiến quân Nho
Gia Cát Lượng khở hành đến Sài Tang để thuyết phục Tôn Quyền liên minh. Nhưng tại buổi tiếp sứ Tôn Quyền mời đám trương đầu hàng của Đông Ngô tới để Gia Cát Lượng thấy Giang Đông nhiều người tài mà rút lui đầu hàng.
Sau khi chinh chiến với đám quân Nho và giành thắng lợi. Tôn Quyền cũng bị thuất phục bởi những lời lẽ của Gia Cát lượng, và ra lệnh cho Chu Du lĩnh binh cùng Lưu kháng Tào.
-
Điển tích phản gián kế
Sau khi độc chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo thu nhận thêm lĩnh thành thạo thủy chiến là Sái Mạo. Trương Doãn nhằm để huấn luyện thủy quân, phục vụ cho cuộc chiến sắp tới. Đồng thời, Tào Tháo sai Tưởng Cán là một người bạn cũ của Chu Du đi thám thính tình hình và đe dọa hàng vị Đại đô đốc của Đông Ngô.
Nửa đêm, Chu Du giả về say rượu để đưa Tưởng Cán về lều trại. Trước đó Chu Du đã viết một lá thư để chuẩn bị cho kế hoạch của mình. Khi Tưởng Cán nhìn thấy lá thư xin hàng của Sái Mạo và Trương Doãn do Chu Du mạo danh.
-
Điển tích Hỏa công Xích Bích, Gia Cát Lượng mượn gió đông
Trước khi đại chiến Xích Bích diễn ra, Tào Tháo nhận hiệu lệnh của Bàng Thống. Dùng dây xích lớn trói chặt những chiếc thuyền lại giúp hạn chế các đợt sóng trên sông, từ đó các binh lính hiểu lầm là đang chiến đấu trên mặt đất.
Tôn Lưu nhận thấy điều này từ sớm và quyết định ra hỏa công kịp thời. Tào Tháo tự tin bởi hướng gió có lợi cho quân Tào khi đối phương dùng lửa. Tuy nhiên Gia Cát Lượng đã nhanh chóng lập đàn cầu được gió Đông nên Tào Tháo trở tay không kịp.
Trên đây là 8 điển tích nổi bật của tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và hiểu hơn về tác phẩm văn học này.