Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 bí quyết tái chế chai nhựa thành đồ dùng gia đình

Việt Nam là một trong những nước báo động đỏ vì ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng mà trong đó chai nhựa là chiếm phần lớn. Bạn có muốn học cách tái chế chai nhựa để tạo ra những vật dụng hữu ích cho gia đình và góp phần bảo vệ môi trường? 
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm 2018. Vì thế, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khuyến cáo mọi người nên hạn chế những sản phẩm nhựa.
Chai nhựa là một vật dụng chiếm phần lớn rác thải nhựa nhưng cũng là một chất liệu khá hữu ích trong cuộc sống của bạn và gia đình. Để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe, bạn có thể áp dụng 10 cách tái chế chai nhựa sau đây nhé.

1. Dùng vỏ chai để bảo vệ ống kính máy ảnh


Thay vì bạn ném vỏ chai nhựa không phân hủy được làm tăng rủi ro ô nhiễm môi trường thì có thể sử dụng chúng để bảo vệ ống kính máy ảnh đắt tiền khỏi bị trầy xước.
Bạn dùng dao rọc giấy cắt phần đế của chai nhựa có đường kính bằng với ống kính máy ảnh rồi chụp gọn lên ống kính và cất giữ cẩn thận để tránh trầy xước khi di chuyển.

2. Cách tái chế vỏ chai làm chổi quét nhà



Vỏ chai không chỉ có công dụng là đựng chất lỏng mà bạn còn có thể tái chế thành những chiếc chổi nhỏ xinh để quét nhà.
Bạn hãy chuẩn bị 3-4 chai nhựa (khoảng 1,5l), dao rọc giấy, kéo, dây thun và khúc gỗ làm tay cầm rồi thực hiện các bước sau đây:
– Dùng dao rọc giấy cắt bỏ phần đáy, giữ lại phần thân chai.
– Dùng kéo cắt dọc theo thân chai, cắt sợi càng nhỏ thì chổi sẽ quét sạch hơn.
– Chai thứ nhất bạn chừa lại phần cổ chai để gắn cán chổi, từ chai thứ hai trở đi thì cắt bỏ phần cổ chai, chỉ chừa lại phần thân.
– Xếp chồng phần thân chai đã cắt lên vỏ chai có cổ để làm lông chổi.
– Dùng tuốc nơ vít để đục một lỗ gần cổ chai rồi đưa dây thun vào tách phần lông chổi ra cho dễ quét và cố định 2 đầu dây thun ở miệng chai.
– Cuối cùng bạn đóng que gỗ vào miệng chai rồi dùng đinh cố định lại là sẽ có một cây chổi quét nhà tiện dụng.
Bạn có thể sử dụng chổi nhựa tái chế này để quét lá khô ngoài sân, vừa trông ngộ nghĩnh lại tiện lợi và tiết kiệm!

3. Cách tái chế chai nhựa để tưới nước cho cây


Thay vì sử dụng bình tưới nước thì bạn có thể dùng chai nhựa để đục lỗ nhỏ trên nắp chai và tưới nước cho cây. Bạn lưu ý điều chỉnh các lỗ nhỏ trên nắp chai để tránh tình trạng tưới nước quá nhiều hay quá ít cho cây.

Bạn cũng có thể làm hệ thống tự động tưới nước cho cây bằng cách cắt bỏ phần đáy của chai rồi dùng vật nhọn tạo vài lỗ trên nắp chai. Tiếp đến, bạn đặt úp ngược chai vào chậu cây rồi dùng đất lấp chai để chai đứng vững. Bạn từ từ đổ nước vào chai để nước men theo lỗ trên nắp chai thoát ra và ngấm vào đất từ từ.
Khi chọn loại chai tưới nước cho cây, bạn hãy chọn nhựa không chứa BPA để tốt cho cây trồng và tốt cho sức khỏe của bạn.
BPA là một chất hóa học nguy hiểm có thể phá hoạt nội tiết (Endocrine disruptor), gây ra khối u ung thư, làm nhiễm Melamin, các dị tật bẩm sinh và các rối loạn phát triển khác.

4. Tận dụng chai nhựa làm chậu hoa trang trí


Nếu bạn muốn trang trí cho góc làm việc của mình thêm bắt mắt thì có thể thiết kế lọ hoa để bàn từ chai nhựa. Bạn có thể làm chai nhựa để bàn theo những bước dưới đây:

5. Dùng chai nhựa để tách lòng đỏ trứng


Nếu bạn muốn tách lòng đỏ khỏi lòng trắng trứng nhanh thì có thể sử dụng chai nhựa để hút lòng đỏ.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần đập trứng ra một cái bát (chén), rồi bóp nhẹ chai nhựa để hút lòng đỏ để riêng sang một bát khác. Lòng trắng trứng lúc này đã tách được lòng đỏ hoàn toàn nên giúp bạn chế biến món ăn dễ dàng.

6. Cách tái chế nắp chai để xâu kim


Kim chỉ là những vật nhọn bạn cần bảo vệ cẩn thận, đặc biệt là khi có trẻ con ở nhà.
Bạn hãy cho bông gòn vào một miếng vải nhỏ rồi cuộn lại bằng thun hay thắt nút để giữ bông. Kế đến bạn bắn keo vào bên trong nắp chai và gắn phần bông vừa cuộn vào. Như vậy, bạn đã có những chỗ để kim tuyệt vời khi khâu vá rồi đấy.

7. Cách tái chế chai nhựa để trồng cây


Chai nhựa không chỉ để dùng tưới nước cho cây mà cũng được nhiều người lựa chọn để trồng cây theo kiểu vườn treo giúp tiết kiệm diện tích và trang trí cho ngôi nhà.
Bạn có thể sử dụng chai nhựa 1,5l rồi dùng dao rọc giấy đục một lỗ ở giữa thân chai. Tiếp theo bạn đục lỗ 4 góc xung quanh chai rồi xỏ dây qua lỗ đã đục và treo chai lên tường. Sau khi đã treo chai lên tường, bạn cho đất vào chai rồi gieo hạt.

Một cách đơn giản hơn để trồng cây là bạn có thể cắt phần đầu chai nhựa và giữ lại phần thân dài vừa đủ để trồng cây. Sau đó, bạn cho đất và hạt mầm vào chai rồi chăm sóc cây hàng ngày.

8. Cách tái chế chai nhựa để đựng đồ đạc


Những chiếc chai nhựa tưởng chừng vô dụng lại có thể được bạn tận dụng cho gia đình nhỏ của mình để đựng bàn chải đánh răng. Bạn cần chuẩn bị chai nhựa, bút lông, dao rọc giấy, 3 miệng chai đã cắt sẵn rồi thực hiện những bước dưới đây để có lọ đựng tiện dụng.


Ngoài ra, bạn có thể cắt nửa vỏ chai nước bằng nhựa rồi trang trí lên chai tùy thích và dán lên tường bằng keo hoặc để nơi nào tiện dụng. Kế đến, bạn chỉ việc cho các đồ dùng của mình vào như kéo, băng keo, bút, thước kẻ… Cách tái chế chai nhựa này khá tiện dụng cho gia đình bạn vì giúp nhà cửa gọn gàng hơn.

9. Cách tái chế chai nhựa để làm giá sách


Nước xả vải hay nước giặt sau khi đã sử dụng hết bạn có thể dùng vỏ chai để làm giá đựng sách. Bạn hãy làm giá sách theo những bước dưới đây:

10. Cách tái chế chai nhựa để làm xẻng đồ chơi cho bé


Bạn có thể sử dụng chai nhựa của nước xả vải rồi vẽ hình và cắt vỏ chai như hình minh họa để tạo thành xẻng xúc cát cho bé chơi khi đi biển.
Bạn nên chọn loại chai nhựa của những sản phẩm nước xả vải, nước giặt có nguồn gốc từ thiên nhiên với bao bì thân thiện môi trường để bảo vệ sức khỏe. Trên chai nhựa của các dòng sản phẩm này thường dán nhãn How2Recycle để bạn biết chất liệu có thể tái chế được.
Không chỉ để ý đến nhựa của chai nước xả vải, bạn cũng nên biết cách chọn vật dụng nhựa an toàn cho sức khỏe của gia đình. Một số loại nhựa nguy hiểm cho sức khỏe có chứa BPA được làm thành bình sữa, bình nước cho bé hoặc nhựa có chứa chất phthalates làm thành chai dầu gội, hộp đựng thức ăn, mỹ phẩm…
Mẹ khi mang bầu hay bé tiếp xúc với những chất hóa học này có nguy cơ làm trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến não bộ và hành vi của trẻ. Nếu bé là con trai thì nhựa có thể ảnh hưởng xấu đến tuyến tiền liệt. Người lớn có thể tăng nguy cơ bị ung thư, phụ nữ dễ sảy thai, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố khi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong nhựa.
Tốt hơn hết bạn nên kiểm tra thành phần của bất kỳ món đồ nhựa nào trước khi mua chúng về sử dụng. Bạn không nên chọn những loại nhựa có mã số 3, 6, 7 vì đây là những loại nhựa có chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể chọn loại nhựa an toàn cho gia đình có mã 1, 2, 4, 5. 
Thay vì vứt bỏ những loại chai nhựa gây áp lực lên môi trường sống thì bạn có thể chọn lựa những loại nhựa có thể tái chế và biến chúng thành những vật dụng hữu ích cho gia đình. Khi hạn chế được lượng rác thải ra khỏi môi trường là bạn đã phần nào thực hiện lối sống xanh và bảo vệ sức khỏe rồi đấy.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chính sách giáo dục ở Pháp và Nam Kỳ trước 1906: Những điểm đứt gãy

Tưởng chừng là giải pháp sáng suốt nhưng việc áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc chính sách giáo dục ở chính quốc vào Việt Nam đã dẫn...

Bật mí những đế chế lớn mạnh nhất trong lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, một số đế chế lớn nhất có lãnh thổ trải dài trên nhiều châu lục. Nhờ sức mạnh quân sự vượt trội, những đế...

Ta hay nghe người ta nói SÂM BỔ LƯỢNG , SÂM DỨA, NƯỚC SÂM … Vậy chữ Sâm đây có nghĩa là gì?

Trước hết phải nói tới Sâm Bổ Lượng…hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng...

Tranh làng Sình

Cạnh ngã ba Sình, điểm hợp lưu giữa sông Bồ với sông Hương, có một làng chuyên nghề in tranh mộc bản, tạo nên một dòng tranh nổi tiếng ở...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi…...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Những điều bạn cần biết về Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình có kiến trúc hoàn hảo, quy mô bậc nhất, góp phần định hình kiến trúc, diện mạo của Thủ đô Hà Nội...

Nỗi buồn trong nhạc của Ngô Thuỵ Miên

Nhạc Việt, để chỉ giới hạn trong nhạc chúng ta – nhạc Vàng như phe thắng cuộc thường gán ghép – là một chuỗi sầu mang mang vô tận. Hầu...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”

Ca khúc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang được nhạc sĩ Ngọc Chánh viết nhạc và Phạm Duy đặt lời để làm nhạc phim chính cho bộ phim cùng tên...

Exit mobile version