Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?

Những tuyệt chiêu giúp bảo vệ bạn và người thân khỏi loài rắn lục đuôi đỏ có độc.
Mới đây, dư luận trong nước đang xôn xao về việc liên tục xảy ra những vụ tấn công người của rắn lục đuôi đỏ. Hiện tượng này khiến không ít người lo ngại, thậm chí hoang mang về sự nguy hiểm tiềm tàng của loài rắn này.
Vậy làm thế nào để tránh khỏi nguy cơ bị loài rắn lục này tấn công? Hãy cùng tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về chúng cũng như những lời khuyên mà các nhà khoa học đưa ra nhằm tránh khỏi sự viếng thăm đáng sợ của loài rắn sát thủ này.
Làm thế nào khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?
Rắn lục đuôi đỏ loài rắn có vảy với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của chúng vào khoảng 60 – 81cm. Rắn lục đuôi đỏ là loài có độc, sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trong họ nhà rắn lục, đây là loài duy nhất đẻ con. Sau khi trứng được thụ tinh, rắn mẹ mang thai và rắn con nở ra ngay trong bụng mẹ. Khi rắn con chui ra qua đường hậu môn, đó cũng là lúc rắn mẹ qua đời.


Dấu hiệu nhận biết loại rắn này hiện hữu ngay trong tên gọi của chúng. Thuộc họ rắn lục, phần lớn thân người của loài này có màu xanh lá, giúp chúng dễ dàng cải trang trong cỏ hay cây rừng. Tuy nhiên, phần đuôi của của chúng có màu nâu đỏ rất dễ nhận ra.

Rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở độ cao thấp, thường được tìm thấy ở các bụi tre, vườn nhà hay gần những nơi con người sinh sống. Do thị lực ban ngày của rắn lục đuôi đỏ rất kém nên chúng thường ra ngoài kiếm mồi vào ban đêm.
Trong số các loài rắn lục, rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân. Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim.
Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn thông thường.

Ngón tay của nạn nhân sưng phồng lên vì rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp này, nạn nhân không nên hoảng loạn bởi có rất ít ca tử vong bởi rắn lục đuôi đỏ cắn trên thế giới. Tuy nhiên người bệnh cần được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh bởi hợp chất này phát huy tác dụng tốt nhất trong khoảng 4 giờ sau khi bị rắn cắn.

Nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế là cách tốt nhất để chiến thắng nọc độc của rắn
Đặc biệt khi sơ cứu cho nạn nhân, không nên sử dụng gạc garô hay rạch rộng vết thương để hút nọc độc. Cả hai việc làm trên sẽ khiến vết thương sưng to và dễ hoại tử hơn.
Thay vào đó, chỉ cần băng ép, tẩy sạch nọc độc bên ngoài và chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Những vườn cây um tùm như thế này không chỉ thu hút rắn lục đuôi đỏ mà còn rất nhiều loài rắn nguy hiểm khác.
Tuy nhiên điều tốt hơn cả chính là phòng tránh sự có mặt của rắn xung quanh khu vực bạn sinh sống. Nếu nhà có vườn cây, bạn cần chắc chắn bãi cỏ xung quanh nhà luôn được cắt ngắn và sạch sẽ. Điều đó sẽ hạn chế nơi trú ẩn cho rắn lục đuôi đỏ.

Tiếp theo, hãy kiểm tra xem xung quanh nhà bạn có bất cứ lỗ hổng hãy các khe nứt nào không. Đó là nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng cho các loài rắn bóng tối như rắn lục đuôi đỏ.

Chưa hết, bạn cần loại bỏ sự hiện diện của chuột – con mồi ưa thích của rắn xung quanh nhà mình. Chính là loại gặm nhấm này sẽ dẫn dụ rắn tới viếng thăm gia đình nhà bạn.

Cây nén – một trong những khắc tinh đáng sợ của loài rắn
Theo kinh nghiệm dân gian, một trong những bí kíp xua đuổi rắn khỏi nhà khác đó chính là trồng các loài cây như sắn dây, hoa lan tỏi… – những thực vật khắc tinh của rắn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc bột lưu huỳnh xung quanh vườn nhà. Chất này có thể xua đuổi một số loài vật vốn là thức ăn ưa thích của rắn như ếch nhái, sâu bọ…
Một hợp chất có tác dụng tương tự bột lưu huỳnh, đó là băng phiến (thành phần chính là naphthalene). Đây là chất hữu cơ tổng hợp từ hắc ín tỏa ra khí có mùi khó chịu, giúp xua đuổi các loài bò sát như rắn.

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình...

Sài Gòn – Nửa đêm ngoài phố

Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm Nhớ chuyện xưa vào đời… Đó là ca từ một bài hát khá phổ biến vào những năm đầu thập niên...

Thanh Kiếm Thái A của Vua Gia Long

Khách du lịch ghé qua Paris không thể không lại viếng Điện Quốc gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) có tiếng nhiều nhờ đã chứa mồ của Vua Napoléon....

5 quan niệm sai lầm khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ... là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc. Cuộc sống luôn...

Cái chết và câu chuyện của Ngũ tổ Thiền Tông

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật của sinh mệnh con người. So với “lão, bệnh” thì “sinh” và “tử” có lẽ vẫn là điều vô cùng thần bí mà...

Tại sao gọi bến xe miền Tây là Xa cảng miền Tây

Xa cảng là phiên âm Hán Việt của từ 車港 (đọc là chē gǎng), có nghĩa là bến xe. Trong đó xa (車) nghĩa là cái xe; còn cảng (港) nghĩa là bến cảng. Xa cảng miền Tây có từ thời...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

“Kênh” ở Sài Gòn, coi chừng bị đòn!

Nghe thì có vẻ giang hồ và hơi bất ổn ở xứ Sài Gòn này thật nhưng chuyện cũng không có gì là to tát cả. Số là anh bạn...

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Exit mobile version