Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ai là nhà khoa học đầu tiên trên Trái Đất?

Các nhà khoa học chính là những người đã đóng góp những nghiên cứu của mình vào kho tri thức của nhân loại hàng nghìn năm qua. Vậy ai là ông tổ của mọi ngành khoa học trong lịch sử?

Khái niệm “nhà khoa học” được sử dụng lần đầu tiên bằng tiếng Anh vào năm 1834. Và kể từ đó, con người luôn cố gắng tìm ra ai là nhà khoa học đầu tiên của nhân loại.

Những cái tên được nhiều người biết đến như: Galileo, Archimedes và Pythagoras thường xuất hiện. Họ là những người đã có đóng góp to lớn đối với khoa học hiện đại.

Tuy nhiên nhà khoa học Carlo Rovelli lập luận rằng nhà khoa học đầu tiên trong lịch sử là Anaximander, một triết gia Hy Lạp ít được biết đến.

Anaximander là một nhà triết học thời kỳ tiền Socrates người Hy Lạp. Ông sống ở Miletus, một thành phố ở Ionia; Milet thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.


Anaximander được coi là nhà khoa học đầu tiên trong lịch sử.

Các tác phẩm của ông tồn tại cho đến ngày nay còn rất ít, ông được xem là triết gia đầu tiên đã ghi chép lại những nghiên cứu của mình. Anaximander là một trong những nhà tư tưởng sớm nhất của Hy Lạp trong thời kỳ Axiel, thời kỳ kéo dài từ khoảng năm 700 tới 200 TCN.

Anaximander là nhà triết học lỗi lạc về khoa học, ông cố gắng quan sát và giải thích những khía cạnh khác nhau của vũ trụ, đặc biệt là về nguồn gốc của vũ trụ. Ông cho rằng tự nhiên được điều hành bởi các quy luật, và bất cứ cái gì gây cản trở sự cân bằng của tự nhiên đều không thể tồn tại lâu dài.

Giống nhiều nhà tư tưởng thời kỳ đó, đóng góp của Anaximander cho triết học có gắn với nhiều môn học khác. Về thiên văn học, ông mô tả cơ chế của bầu trời trong mối quan hệ với Trái Đất.

Về vật lý, ông cho rằng sự bất định là nguồn gốc của mọi thứ, nhận định này đã đưa triết học Hy Lạp lên một tầm cao mới về khái niệm trừu tượng.

Kiến thức về hình học giúp ông giới thiệu đồng hồ mặt trời ở Hy Lạp. Ông sáng tạo ra một chiếc bản đồ thế giới, một thành tựu đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của lĩnh vực địa lý.

Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ lại, Anaximander là người đầu tiên đưa ra các đề xuất cho rằng Trái đất lơ lửng trong không gian, tất cả các sinh vật sống có nguồn gốc từ một tổ tiên chung, và những hiện tượng xảy ra trên bầu trời đều thuộc về khí tượng học chứ không phải là sản phẩm của các vị thần.

Tuy nhiên, cơ sở cho lập luận của Rovelli vẫn còn gây tranh cãi bởi những tài liệu, tác phẩm nghiên cứu của nhà triết học Anaximander cho đến ngày nay còn tồn tại rất ít.

Quá trình khai thác kim cương diễn ra như thế nào?

Chừng nào trên thế giới này người ta vẫn kết hôn, nhu cầu đối với kim cương vẫn tồn tại. Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ...

Vua Gia Long với việc đúc tiền, bạc

Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803). Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền...

Khám phá chiếc đồng hồ cổ nhất ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Sài Gòn, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một bậc thầy về nhạc lý tên là Sư Tương. Đức Khổng Tử từng bái ông làm thầy dạy đàn cho mình....

Cố đô Huế năm 1896 – 1900

Ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành, vẻ tráng lệ của viện Cơ Mật… là loạt ảnh hiếm có về Cố đô Huế những năm 1896 – 1900....

Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì...

Nguồn gốc món ngon bún bò giò heo

Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 1 – Định Kỳ – Phép Thi

Thi Hương là kỳ thi quan trọng cấp đầu để lấy người đỗ Cử-nhân ra làm quan, cũng gọi là Trung khoa (Ðại khoa tức thi Hội, thi Ðình, là khoa thi...

Những điều luật giáo hóa thời nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Exit mobile version