Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các ký hiệu trên vỏ chai nhựa

Khi mua sắm các loại hộp thực phẩm bằng nhựa, đã bao giờ bạn từng nhìn qua các ký hiệu dưới đáy hộp để xác định chính xác đó là loại nhựa gì, có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Ở bài này mình xin chia sẻ cụ thể hơn về tất cả các loại nhựa thông dụng có mặt trên thị trường, đồng thời giúp các bạn phân biệt ký hiệu các loại nhựa hoặc các đồ dùng bằng nhựa.

I/. BPA – CHẤT ĐỘC HẠI CÓ TRONG NHỰA

Bisphenol A (BPA) là một loại hợp chất hữu cơ dùng để chế biến nhựa và chất dẻo.

BPA thường được tìm thấy trong các hộp đựng đồ uống có thể tái sử dụng, đồ chứa thực phẩm, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi trẻ em…

Năm 2017, Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.

BPA có thể dẫn đến các bệnh rất nguy hiểm như:

Đặc biệt các bạn nên tuyệt đối tránh đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao, điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn đến sức khỏe rất lớn.

Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại hộp nhựa đựng cơm không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo tại đây.

II/. PHÂN BIỆT KÝ HIỆU CÁC LOẠI NHỰA (7 LOẠI NHỰA THÔNG DỤNG NHẤT)

Dưới đây là bảng tổng hợp dùng để phân biệt ký hiệu các loại nhựa (thường tìm thấy ở mặt dưới của các vật dụng bằng nhựa hoặc dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa):

phan-biet-7-loai-nhua-qua-ky-hieu-duoi-day-hop

Các ký hiệu thường được tìm thấy dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau.

Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa ký hiệu các loại nhựa này.

1. Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng.

Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…

Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần, bạn không nên tái sử dụng nhiều lần vì có khả năng nhựa sẽ thẩm thấu vào thức ăn, thức uống của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhựa PET sử dụng rộng rãi nhưng chỉ nên dùng một lần. Tuyệt đối không dùng thực các thực phẩm nóng hoặc môi trường có nhiệt độ cao.

Dễ bị tác động của nhiệt độ

Ngoài ra độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp, dễ bị biến dạng, cong queo và tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước / thực phẩm nóng. Khi đó khả năng thẩm thấu các hợp chất độc hại trong nhựa vào nước uống là khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chai nước suối khi để trong xe hơi khi gặp nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.

Nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế cũng khá thấp (chỉ khoảng 20%), dễ bị biến dạng, móp méo… Vì vậy tốt nhất là dùng xong bạn bỏ đi, không nên tái sử dụng để đựng nước lại nhiều lần.

Nhựa PET có độc và an toàn không?

Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc sử dụng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh thì nhựa PET được xem như không độc. Tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao thì nhựa PET (nhựa pete) sẽ không an toàn (bỏ trong xe oto, để gần bếp gas, ngoài nắng…). Lưu ý là không nên dùng nhiều lần.

2. Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.

Nhựa HDPE coi là an toàn nhất trong tất cả vì những lý do sau:

Nhựa số 2 (HDPE) được xem là loại nhựa tốt nhất, an toàn nhất – Phân biệt ký hiệu các loại nhựa

Vì vậy HDPE được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa hdpe, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

3. Số 3 – Nhựa PVC

Nhựa số 3 – Nhựa PVC là loại nhựa rất phổ biến nhưng lại chứa nhiều chất độc hại

PVC là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại.

PVC được ứng dụng để sản xuất:

Các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.

PVC là loại nhựa nguy hiểm:

Nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ, rất nguy hiểm. Dưới đây mình tổng hợp các điểm quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý với nhựa PVC:

4. Số 4 – LDPE

Nhựa số 4 LDPE-Low-Density-Polyethylene có tính trơ hóa học và độ bền cao.

5. Số 5 – PP

Nhựa số 5 chịu được nhiệt độ cao nhất (ít nhất 130 độ C) và an toàn khi đặt trong lò vi sóng trong thời gian ngắn.

Nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130oC – 170oC nên được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo các hộp đựng thực phẩm, đặc biệt các loại hộp thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng. Nhựa PP thường hơi trong suốt

Tuy nhiên theo khuyến cáo, các bạn cũng chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2-3 phút, không nên dùng quá lâu.

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì đặc điểm trơ hóa học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao và rất an toàn sức khỏe.

6. Số 6 – PS

Nhựa PS (Polystyrene) hay còn gọi là nhựa tái sinh là loại nhựa rẻ tiền, chất lượng kém

Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rẻ và nhẹ. Có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.

Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Nhựa số 6 hay dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần.

7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)

Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (độc hại) và các loại nhựa khác

Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (Polycarbonate ) và các loại nhựa khác (other). Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ độc hại, rẻ tiền.

Nhựa số 7 thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…

Đáng chú ý nhất trong nhóm này một số loại có chứa Bisphenol A (BPA) là loại chất độc hại dùng để sản xuất nhựa.

Bisphenol A là một chất phá hoại nội tiết trên cơ thể người, có thể dẫn đến bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác.

=> Nhựa số 7 đại diện cho ký hiệu các loại nhựa không an toàn sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.

Bảng phân biệt các loại nhựa qua ký hiệu dưới đáy hộp (của Hội đồng hóa học Hoa Kỳ):

Mã số các loại nhựa – Nguồn: American Chemistry Cousil

III/. TỔNG KẾT CÁC LOẠI NHỰA NÊN DÙNG VÀ NÊN TRÁNH

Qua phần phân biệt ký hiệu các loại nhựa ở trên, hẳn các bạn đã phân biệt rõ ràng đặc điểm của từng loại nhựa rồi đúng không.

Vậy tóm lại nhựa số mấy là an toàn cho sức khỏe?

Dưới đây mình tổng hợp các loại nhựa an toàn nên dùng và nên tránh để bạn dễ nhớ:

Các loại nhựa nên sử dụng và nên tránh

Lưu ý: nếu bạn tìm dưới đáy hộp mà không thấy, điều này nhiều khả năng đây là loại nhựa số 7 (Nhựa PC) rất độc hại. Đây là loại nhựa độc nhất trong các loại nhựa độc hại => Tuyệt đối tránh!

Lời kết

Như vậy qua bài viết ngắn về phân biệt ký hiệu các loại nhựa, hy vọng các bạn có thể dễ dàng phân biệt được loại nhựa nào là loại nhựa an toàn cho sức khỏe cũng như khi mua sắm các dụng cụ đựng thức ăn, các bạn có thể chọn cho mình những chất liệu tốt và an toàn cho sức khỏe. Trong các bài viết tới mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cách chọn hộp đựng thức ăn, hộp bảo quản thực phẩm cho các bạn bè, chị em nội trợ nhé. Thân mến!


Chất BPA dùng để làm gì?

Bisphenol A (BPA) là một loại vật liệu hóa học dùng để tổng hợp chất dẻo, nhựa epoxy, polycarbonate… BPA được dùng nhiều trong chế tạo các chai nhựa, chai nước… Các thiết bị thể thao, đĩa CD, DVD, các đường ống dẫn nước…

Ảnh hưởng của BPA đến sức khỏe và bệnh ung thư:

Theo nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Hóa chất Châu Âu năm 2017 đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.

Vì vậy BPA có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

Như vậy, qua hàng trăm cuộc khảo sát và nghiên cứu trên quy mô lớn… Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa độc tố BPA và ung thư. Trong đó BPA đóng vai trò chính là chất phá hủy nội tiết khi xâm nhập cơ thể con người.

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Nghịch lý giáo dục Việt Nam – Điểm thi là mục đích

Nếu lợi tức của giáo dục vẫn tập trung vào các kỳ thi, vào tấm bằng, thì người ta sẽ còn xoay xở ra trăm phương ngàn kế để “đầu...

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Nói chuyện bia

Bia! Nó là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới không thua chi Coca Cola. Có mặt trên khắp các châu lục, được tôn vinh như...

Đã chết rồi, những bài hát tuổi thơ?

Trách ai khi con trẻ không được hưởng môi trường âm nhạc lành mạnh? Trách ai khi trẻ con trong chương trình ca nhạc thiếu nhi không còn là trẻ...

Ngự tiền chi bảo – con dấu vàng đặc biệt của Hoàng đế nhà Nguyễn

Triều Nguyễn đúc hai chiếc Kim bảo Ngự tiền chi bảo 御前之寶 bằng vàng với hình rồng: Một ấn có mặt hình bầu dục đúc thời Vua Gia Long; một...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 1): Sự thật bất ngờ

Trước năm 1975, tướng cướp Bạch Hải Đường nổi lên như một “huyền thoại”. Một tướng cướp khét tiếng, hào hoa phong nhã. Tướng cướp Bạch Hải Đường. Cuộc đời...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Exit mobile version