Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai?

Trong những lần đi dịch cho luật sư Nhật (luật sư chỉ định) bảo vệ cho nghi can người Việt bị tạm giữ, tạm giam, tôi rất tò mò muốn biết “cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai nhận tội mình đã gây ra”.

Biển chỉ dẫn hình một cậu bé hỏi cảnh sát tại Tokyo, Nhật Bản. Koban, tiếng Nhật là tên gọi cho những đồn cảnh sát khu vực tại Nhật Bản. (Ảnh: Shutterstock)

Trái với tưởng tượng của tôi, đồn cảnh sát Nhật không có gì là uy nghiêm nghẹt thở cả. Ở Tokyo thì có cảnh sát cầm gậy gỗ đứng gác bên ngoài nhưng ở tỉnh, quận những nơi tôi đến thì không. Cửa mở như tòa thị chính, ai vào cũng được. Vào trong sảnh một tất cả các phòng thông nhau, ngay bên trái là phòng đồn trưởng, trước mặt là các ô cửa kính tiếp nhận đơn từ, giấy tờ đăng kí. Nhân viên ngồi đó có thể mặc đồ dân sự hoặc cảnh phục. Mỗi khi luật sư dẫn tôi vào, những cảnh sát ngồi gần cửa hoặc trực ban đều cúi đầu chào luật sư. Luật sư giới thiệu và chỉ cho họ xem huy hiệu trên ve áo. Họ cho vào luôn không kiểm tra giấy tờ gì của tôi cả. Lên tầng hai ra khỏi cầu thang sẽ là các phòng chức năng. Tôi tò mò liếc và đọc thì thấy ghi “Nơi đăng kí sử dụng súng”, “Ban hình sự”… À hóa ra ở Nhật cũng có một bộ phận thường là các hội phường săn được phép sử dụng súng khi có giấy phép đăng kí. Đến cuối hành lang là nơi tạm giữ, tạm giam. Làm thủ tục tại đây. Luật sư nếu vào lần đầu thì trình huy hiệu, lần thứ hai trở đi thì không cần vì người gác nhớ mặt luật sư (mà hầu như họ biết hết cả họ tên luật sư vì đã làm việc liên tục, nhiều lần trước đó).

Tất cả cảnh sát, nhân viên làm việc tại đây đều gọi luật sư là “sensei” (thầy/tiên sinh) hoặc theo công thúc “Tên+sensei”. Luật sư gọi nhân viên là “Keisatusan” (anh/ông cảnh sát) hoặc gọi theo chức vụ “Tên+chức vụ” (Trưởng phòng Tanaka/đồn trưởng Hitachi…) hoặc đơn giản gọi theo kiểu đời thường “Tên+san” (ít dùng). Phổ biến nhất là gọi “trống không” kiểu phiếm chỉ trong tiếng Nhật.

Đến đây, trực ban sẽ kiểm tra giấy tờ của tôi. Họ chỉ kiểm tra thẻ cư trú dành cho người nước ngoài và lật mặt sau xem có được phép lao động không (visa lưu học sinh cho phép tôi được lao động 28 tiếng/tuần trong phạm vi nghề nhất định. Các nghề không được làm là móc cống, phục vụ các dịch vụ nhạy cảm như trong sòng bạc, karaoke, mát xa, hầu rượu…).

Xem xong họ trả lại giấy tờ ngay.

Luật sư ghi giấy làm thủ tục gặp nghi can. Sau đó hai người (tôi và luật sư) sẽ vào phòng đợi. Một lát cảnh sát dẫn nghi can ra từ bên trong ra nói chuyện. Hai bên cách nhau một bức tường kính đục lỗ so le đảm bảo nghe thấy nhau, nhìn thấy nhau nhưng không thể đưa cho nhau vật gì. Buổi gặp là tự do, không có cảnh sát đứng trong phòng, không có đặt ghi âm, ghi hình. Riêng luật sư có thể ghi âm tùy thích. Tôi được phép mang điện thoại vào nhưng luật sư nhắc là không nên sử dụng.

Cuộc trò chuyện diễn ra thoải mái tùy theo sự nhiệt tình, cởi mở của nghi can. Luật sư hỏi tất cả những gì cần thiết và lắng nghe mọi thứ nghi can trình bày từ sức khỏe tới tình hình hỏi cung, lập luận kết tội của cảnh sát, các tình tiết phát sinh. Tôi vừa dịch vừa ghi chép khi thấy cần thiết. Trong lúc nghi can im lặng hay chưa ra, tôi và luật sư có thể trao đổi về một nội dung nào đó cần truyền đạt tới nghi can hoặc các nội dung khác.

Hầu hết khi mới bị bắt, các nghi can đều… không chịu khai. Toàn kêu là vô tội hoặc là khai nhỏ giọt vài vụ bé. Nhưng sau đó theo thời gian thì khai rất nhiều, hồ sơ dày cả gang. Tôi rất tò mò là làm thế nào mà cảnh sát Nhật giỏi thế khiến cho nghi can khai.

Họ có đánh đập, đe dọa hay có biện pháp nào đó gây sức ép để nghi can khai?

Hầu như các luật sư khi gặp nghi can đều hỏi về sức khỏe của nghi can, hỏi họ xem có ăn được, ngủ được không, sau đó hỏi có bị đe dọa, đánh đập, ngược đãi gì không và cuối cùng là hỏi có nguyện vọng, yêu cầu giúp đỡ gì không.

Trong tất cả các vụ tôi dịch trong hai năm (tôi không nhớ chính xác nhưng khá lớn) nghi can đều cho biết không bị ngược đãi, tra tấn.

Quá tò mò, có lần tôi can đảm mở miệng hỏi luật sư: “Liệu tôi có thể hỏi nghi can một câu có tính chất cá nhân không?”. Luật sư đáp: “Tất nhiên là được”. Tôi hỏi nghi can (một cậu trẻ ngoài 20 đã ăn cắp khoảng 20-30 vụ): “Lúc đầu em không khai mà bây giờ khai và nhận hết. Cảnh sát Nhật đã làm gì để em khai?”. Trong nhà giam mà cậu ta bật cười. Cậu ta kể cảnh sát chẳng làm gì hết. Hôm nào không muốn khai nói: “Tôi không muốn nói” hay im lặng thì họ để cho ngồi một mình trong căn phòng đó suy nghĩ với lời dặn: “Khi nào muốn nói thì gọi”. Ngày một, ngày hai, ngày ba… đều thế. Cứ suy nghĩ về việc đã làm và tương lai đi.

Và cậu ta thú nhận là: “Không ngủ được vì những gì mình làm cứ trở lại trong đầu như phim”. Cuối cùng, khai ra cho… dễ ngủ. Và quả thật các nghi can đều “tâm sự” là khai xong nhẹ người ăn ngon, ngủ tốt.

Có một cậu sống ở Nhật ba năm nhưng không ăn được thức ăn Nhật nên toàn nấu món kiểu Việt Nam ăn hàng ngày. Khi ăn trộm bị bắt giữ, cậu ta không thể ăn được cơm nhà giam. Hỏi thì cậu ta bảo: “Cơm hộp kiểu Nhật nó quá ngọt em không ăn được”. Vì không ăn, không ngủ được nên cậu ta bị choáng, ngất. Cảnh sát trại giam hoảng hồn, giữa đêm điệu luật sư và… tôi đến. Chính ông trưởng trại nói với tôi và luật sư lúc ở hành lang: “Tội nghiệp. Bọn tôi cứ tưởng cậu ta bất mãn với chế độ giam nên tuyệt thực”.

Ở Nhật bộ phận trại tạm giam, tạm giữ hình như thuộc Bộ tư pháp Nhật và chịu sự quản lý của bộ này chứ không thuộc bên Tổng cục cảnh sát. Đồng phục của họ thường là áo trắng hoặc xanh lơ. Họ rất sợ chuyện sức khỏe của nghi can có gì xấu. Vì thế có lần tôi nghe họ giải thích cho nghi can: “Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ giữ các anh an toàn, không bỏ trốn để phục vụ điều tra. Có tội hay không là ở tòa án”. Vì thế thái độ của họ rất vừa phải, đúng mực, lịch sự. Các bà mẹ đến thăm con ở đó tôi thấy họ gọi các bà mẹ ấy là “Okasan” (Mẹ). Họ hướng dẫn thăm nuôi rất lịch sự, cẩn thận và đúng luật.

Chẳng hạn theo gợi ý của tôi, một số nghi can có nhu cầu học tiếng Nhật và đọc sách tiếng Việt nên luật sư cùng tôi làm thủ tục cho gửi sách vào (bạn bè hoặc người yêu gửi). Các sách đó do viết bằng tiếng Việt nên sau khi nhân viên trại tam giam kiểm tra kĩ xem có kí hiệu gì không, có ghim sắt không thì đến lượt tôi đọc và xác nhận nó là sách không có gì nghi vấn, ám hiệu. Các ghim sắt được rút hết nếu muốn gửi vào, có lẽ là để đảm bảo an toàn. Sách gì cũng được hết kể cả kinh Thánh…

Luật sư Nhật kể xưa kia ở Nhật cũng có tình trạng bức cung, nhục hình tràn lan nhưng sau đó nó bị hạn chế nghiêm ngặt. Ai vi phạm bị xử lý nặng theo luật và xã hội phán xét rất nghiêm khắc.

Điều này tôi hiểu vì có lần trên tivi tôi xem thấy có tin có cảnh sát mới ra trường ở Osaka khi hỏi cung một “kaishain” (nhân viên công ty) vì tình nghi anh ta nhặt được ví không trả lại người rơi đã dọa: “Tôi sẽ gọi điện báo cho vợ anh, sếp anh, bố mẹ anh” đã bị anh nhân viên công ty này ghi âm. Đoạn ghi âm đó được chuyển cho báo. Dư luận nóng lên. Kết quả anh cảnh sát bị đuổi việc, sếp anh phải công khai họp báo xin lỗi vì hành vi trên là phạm luật và phạm vào đạo đức nghề.

Nói thế không phải là cảnh sát Nhật đều ngon lành. Chính các luật sư tôi dịch hỗ trợ đều bảo cảnh sát ở các tỉnh thì nhẹ nhàng chứ cảnh sát Tokyo và Osaka cực kì… hổ báo và nóng tính.

Và ở Nhật cũng có những án oan. Thậm chí có án oàn tàn khốc khi bị giam oan cả mấy chục năm.

Chính vì vậy mà giới luật sư ở Nhật có vai trò rất quan trọng. Cái cúi đầu hay bỏ mũ của cảnh sát khi chào luật sư ở trước của đồn có thể xem như là một biểu tượng.

Nguyễn Quốc Vương

Ngôn ngữ lính Sài Gòn trước năm 75

Có một sự thật đó là ngôn ngữ Sài Gòn ngay trước 75 mang đậm chất lính. Đó cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong...

Trống Đọi Tam – Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng...

Cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội thế kỷ 19 qua lời kể của người Pháp

Phố du Sucre (nay là phố Hàng Đường) tập trung nhiều cửa hiệu bán mứt, kẹo, bánh quy. Trích từ cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Charles Édouard...

Nam Phương – Nữ Hoàng Cuối Cùng – Cảo Luận Của François Joyaux

Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Vua Tự Đức là con ai?

Một hôm đang cong lưng nhổ sắn trên đồi, một anh bạn cùng đội bỗng cao hứng hỏi: ‘Anh hay kể chuyện sử, vậy anh có biết chuyện người ta...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Bài thơ tình bất hủ của thi sĩ Nguyên Sa

Nguyên Sa (1932-1998) tên thật là Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội, là nhà thơ, nhà báo, và là một giáo sư triết học tại Sài Gòn...

Những người có công với sách cũ miền Nam

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều...

Những hình ảnh đặc biệt về Vũng Tàu năm 1970

Loạt ảnh không thể quên về Vũng Tàu năm 1970. Hình ảnh đăng tải trên blog của cựu binh Australia tên Laurie Smith. Một khu chợ ở Vũng Tàu năm...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Exit mobile version