Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dù trời nóng ta vẫn có thói quen đắp chăn khi ngủ?

Là vật dụng rất quen thuộc, nhưng liệu bạn có biết vì lí do nào mà nhiều người lại thường đắp chăn khi ngủ kể cho thời tiết có nóng thế nào không?

Chăn đắp từng là một vật rất đắt đỏ vào thời trước Công Nguyên đến thời Trung cổ. Nhưng ngày này, đại đa số chúng ta đều có ít nhất một cái chăn cho riêng mình và là “vật bất ly thân” khi đi ngủ.

Nhưng đâu là lý do khiến ta hình thành thói quen đắp chăn, ngay cả khi thời tiết oi bức?

Theo giáo sư Alice Hoagland đến từ Trung tâm phòng chống rối loạn giấc ngủ tại Roschester, New York, việc cần đắp chăn khi ngủ có hai nguyên do chính:

“Nguyên do thứ nhất liên quan đến hành vi, và nguyên do thứ hai là về vấn đề sinh lý”.

Sau 60 - 90 phút khi đi vào giấc ngủ, con người có dấu hiệu hạ thân nhiệt.
Sau 60 – 90 phút khi đi vào giấc ngủ, con người có dấu hiệu hạ thân nhiệt.

So với yếu tố hành vi thì yếu tố sinh lý là lời giải thích rõ ràng hơn cho hành vi thích đắp chăn của chúng ta.

Vào khoảng 60 – 90 phút sau khi đi vào giấc ngủ, con người có dấu hiệu hạ thân nhiệt. Theo sinh lý học, khi nhiệt độ cơ thể càng cao, ta càng dễ bị thức giấc.

Ngược lại, khi thân nhiệt giảm, cơ thể sẽ tiết ra hormone melatonin – có tác dụng giúp ta dễ ngủ hơn. Một số bác sĩ đã thử nghiệm khi cho bệnh nhân mặc một loại trang phục đo thân nhiệt đặc biệt. Họ thấy rằng người bệnh dễ ngủ hơn nếu thân nhiệt hạ khoảng 0,5 – 1,5 độ C.

Nhưng đó chỉ là ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, sau khoảng thời gian đó, cơ thể sẽ có những thay đổi thêm về mặt sinh lý.

Khi giấc ngủ của chúng ta vào giai đoạn cử động mắt nhanh (REM – Rapid Eye Movement), nhiệt độ cơ thể sẽ không còn được điều tiết. Khi ấy, cơ thể buộc phải dựa theo nhiệt độ ngoài trời.

Và vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời sẽ hạ dần, bất kể thời tiết nào. Để tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh, đắp chăn là một giải pháp cần thiết.

Ngoài ra, giai đoạn REM còn khiến cơ thể giảm tiết hormone serotonin – có tác dụng điều chỉnh tâm trạng của con người.


Việc đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu.

Dù vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu.

Ngoài ra Hoagland cũng chia sẻ rằng, việc nhiều người phải có chăn khi ngủ đã được hình thành từ lúc nhỏ. Với lý do sợ con bị cảm lạnh khi sức đề kháng chưa phát triển hoàn chỉnh, bố mẹ thường có thói quen đắp chăn cho trẻ khi ngủ.

Qua thời gian, việc đắp chăn trở thành một phần không thể thiếu cho khi chúng đi ngủ. Và khi thành thói quen, chúng sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn nếu có tấm chăn ấm.

Ngoài ra, đắp chăn tạo ra cảm giác được bảo vệ và an toàn. Lý do này nghe có vẻ buồn cười nhưng rõ ràng nhiều người trong số chúng ta có nỗi sợ phổ biến nhất từ khi còn nhỏ là sợ bóng tối. Đắp chăn khi ngủ kích hoạt cảm giác an toàn và đẩy lùi nỗi sợ này.

Vì vậy, khi cảm giác đó bắt đầu xuất hiện mỗi tối trước khi ngủ, chúng ta sẽ xả lý bằng cách “che đậy cơ thể”. Đó là cách kỳ diệu giúp chúng ta chiến đấu với nỗi sợ hãi của mình và khiến chúng ta có cảm giác an toàn do được bảo vệ. Cảm giác an toàn này cũng là yếu tố giúp chúng ta yên tâm đi vào giấc ngủ mà không thấp thỏm, lo sợ.

Giờ thì bạn đừng thắc mắc vì sao chúng ta lại hay đắp chăn khi ngủ nữa nhé! Đó là bởi bạn muốn có giấc ngủ thật ngon trong suốt buổi mà thôi.

Nhớ những kỷ niệm về cây ăng-ten và chuyện nghe nhìn ngày trước

“Quay qua trái chút xíu. Chưa trong ba ơi, qua phải chút xíu đi!” Đó là những câu nói quen thuộc thân thương ngày trước… Đi trên đường bây giờ,...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Lăng mộ danh tướng Ông Ích Khiêm ở Đà Nẵng

Là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, Ông Ích Khiêm có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công...

Vì sao bạn không thể nhẫn nhịn với người thân của mình?

Rất nhiều người thường hay nổi nóng với người thân. Khi sự việc qua đi cảm thấy rất khổ tâm nhưng sau đó vẫn lặp đi lặp lại cái vòng...

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Tuổi thơ của tôi và cái garde-manger

Garde-manger, tủ đưng thức ăn thời xa xưa … Những năm 50s, khi Dân Saigon chưa có tủ lạnh, trong bếp mỗi nhà đều có cái garde-manger đựng thức ăn....

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Death by China – Đọc và chêt lặng

“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân...

Hình ảnh mộc mạc của Hà Nội 50 Năm Trước

Đờι sống người Hà Nội 50 năm trước được giới thiệu ở triển lãm của nhiếp ảnh gia Đức Thomas Billhardt [caption id="attachment_322061" align="alignnone" width="767"] Cô gái Hà Nội –...

Con tuấn mã Nê Thông của vua Trần Duệ Tông

Nê Thông là con ngựa của vua Trần Duệ Tông, một con tuấn mã cực kỳ hiếm hoi. Nó là con ngựa mà nhà vua đã cưỡi khi thân chinh...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Exit mobile version