Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hình ảnh xe kéo xưa

Tại Việt Nam, chiếc xe kéo xuất hiện đầu tiên vào năm 1883 tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho đem từ Nhật Bản sang. Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội.

Sau đó, phong trào xe kéo bắt đầu lan vào Huế và vào miền Nam. Phong trào xe kéo phổ biến nhất ở Huế theo một số tư liệu là vào thời điểm 1920-1945 dưới thời kỳ vua Khải Định, Bảo Đại. Ngoài nhiều xe kéo tinh xảo dành riêng cho tầng lớp vua quan, ở ngoài đường xe kéo có rất nhiều, như một loại “taxi” thời bấy giờ.

Thời kỳ đầu, những chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, chạy không êm. Tuy nhiên, xe kéo vẫn là biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của chủ xe trong khi dân thường đi lại chủ yếu bằng đi bộ. Loại xe này đã từng được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp. Ở Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của chiếc xích lô từ thập niên 1940 với những tiện ích vượt trội, chiếc xe kéo mất dần vai trò lịch sử của nó.

Xe kéo rước Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại trong ngày cưới (20/3/1934). Sau xe có 1 người cầm dù và 1 người nữa để đẩy xe nếu có qua những đoạn dốc

Xe rước Hoàng tử Bảo Long, con trai vua Bảo Đại trong lễ tấn phong ngày 7/3/1939

Xe kéo trong một phiên chợ Tết ở Huế thế kỷ 20

Xe kéo trước cổng Hiển Nhơn, Hoàng thành Huế thế kỷ 20

Xe kéo trên đường trong Kinh thành Huế thế kỷ 19

Xe kéo trên đường phố Huế thế kỷ 20

Xe kéo đi qua khách sạn Morin Huế thế kỷ 20

Đội xe kéo tay của khách sạn Morin (khách sạn duy nhất đầu thế kỷ 20 tại Huế) đưa đón khách tại ga Huế

Những chiếc xe kéo chờ đón khách trên đường phố Huế thế kỷ 20

Xe kéo đến chở 1 thiếu nữ trong nhà vườn Huế

Xe kéo trên đường dọc sông Hương đến các khu lăng tẩm triều Nguyễn

Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi “Việt”

Bạn và tôi là người Việt, chúng ta là con dân nước Việt. Cái tên “Việt” đã có từ lâu đời, ấy thế mà khi hỏi đến nguồn gốc và...

Tiếng Việt ngày nay bá đạo vãi lúa

Tiếng Việt có ba từ chỉ mức độ cao hay được dùng là rất, quá, lắm. Vừa qua, xem chừng chưa diễn tả được hết mức độ nên thêm cực...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Xứ Đông Dương năm 1944

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?

Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng...

Hồ Con Rùa qua các thời kỳ lịch sử

Có rất nhiều giai thoại truyền miệng về hồ Con Rùa, không ít mang màu sắc tâm linh, phong thủy huyền bí. Sài Gòn 1972 – Hồ Con Rùa. Giai...

Ai…hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Cảnh đẹp Hồ Gươm 80 năm trước

Cậu bé câu cá bên bờ hồ, các cửa hàng bán hoa và cây cảnh, hầm trú bom đang được đào... là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Hồ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương năm: Đề mục -Văn bài

Ðề mục và phép làm văn bài thi Hội cũng tựa như thi Hương nên ở đây tôi chỉ nhắc sơ qua những điểm chính. - Ðề mục thường do...

Exit mobile version