Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá ý nghĩa quốc kỳ trên thế giới

Quốc kỳ là biểu tượng của mỗi quốc gia, ẩn chứa niềm tự hào dân tộc. Đằng sau lá quốc kỳ của mỗi quốc gia lại mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Dưới đây là những ý nghĩa thú vị ẩn sau những lá quốc kỳ trên thế giới, mời các bạn cùng khám phá.

Hoa Kỳ

Quốc kỳ của Mỹ có 50 ngôi sao và 13 sọc đỏ trắng đại diện cho 50 tiểu bang, trong đó 13 tiểu bang tuyên bố độc lập đầu tiên. Lá cờ của Hòa Kỳ có 3 màu gồm đỏ, xanh, trắng. Trong đó màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết, lòng dũng cảm. Màu xanh tượng trưng cho công lý, lòng trung thành. Màu trắng là hiện thân của tinh thần kỷ luật, hy vọng trong sáng và tinh khiết.

Mexico

Trên quốc kỳ Mexico có hình ảnh chim đại bàng quắp con rắn đậu trên cành xương rồng mọc ở mỏm đá bên hồ nước. Theo truyền thuyết xưa của người Aztec, chim đại bàng mang theo con rắn đậu xuống nơi nào, nơi đó thuận lợi để lập kinh đô, chính là thủ đô Mexico ngày nay.

Trên quốc kỳ Mexico có 3 màu:

Argentina

Trên lá cờ của Argentina có hình Mặt trời bên trong là hình mặt người, đây là biểu tượng cho Inti, Thần Mặt Trời của tín ngưỡng Inca cũng như đại diện cho nền độc lập của Argentina.

Quốc kỳ của Argentina có màu xanh lam nhạt và trắng, đại diện cho bầu trời trong xanh và tuyết trên dãy Andes.

Vương Quốc Anh

Quốc kỳ Vương Quốc Anh được tạo thành bởi 3 lá cờ của 3 vùng đất Anh, Scotland và Ireland xếp chồng lên nhau.

Trên lá cờ có 3 chữ thập chồng chéo lên nhau, đại diện cho 3 vị thánh trông nom mỗi vùng đất trên.

Hàn Quốc

Quốc kỳ của Hàn Quốc có nền màu trắng, ở giữa là hình âm dương và bốn góc có 4 hình khối tượng trưng cho các yếu tố trong vũ trụ gồm trời, nước, lửa, đất (theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc trên bên trái). Màu trắng là màu truyền thống của Hàn Quốc, đại diện cho hòa bình và tinh khiết.

Áo

Quốc kỳ của áo gồm ba dải màu nằm ngang bằng nhau, hai dải màu đỏ nằm ở trên và dưới, dải màu trắng nằm ở giữa. Đây là lá cờ lâu đời thứ hai trên thế giới, sau Đan Mạch.

Theo truyền thuyết, năm 1191, sau trận chiến ác liệt của cuộc Thập tự chinh thứ 3, áo của Công tước Leopold V bị dính máu, chỉ có một phần dải áo dưới chiếc đai còn giữ nguyên được màu trắng. Vì vậy, Công tước quyết định dùng hai màu đỏ và trắng để thiết kế lá cờ của nước Áo.

Campuchia

Trên quốc kỳ của Campuchia có ngôi đền màu trắng nằm ở giữa, đây là biểu tượng tượng trưng cho đền Angkor Wat. Đỏ và xanh dương là hai màu truyền thống của Campuchia.

Trung Quốc

Quốc kỳ của Trung quốc có 1 ngôi sao lớn, tượng trưng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho cách mạng.

Nepal

Quốc kỳ của Nepal được tạo thành do 2 hình tam giác kề nhau, đây là quốc gia duy nhất có quốc kỳ không theo hình chữ nhật hay hình vuông. Hai hình tam giác này đại diện cho Ấn độ giáo và Phật giáo.

Trên quốc kỳ của Nepal có hình mặt trăng biểu tượng cho thời tiết mát mẻ ở dãy Himalayas và hình mặt trời thể hiện sức nóng của những vùng thấp ở Nepal. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho hoa đỗ quyên, biểu tượng của chiến thắng và lòng dũng cảm, đây cũng là quốc hoa của Nepal. Màu xanh dương trên lá cờ tượng trưng cho hòa bình.

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Yểm nhĩ đạo linh – Bịt tai trộm chuông

Chúng ta thường nghe câu: “Lừa mình dối người”, hàm ý chỉ người dối trá với người khác và cũng tự dối trá với chính mình. Thành ngữ “Bịt tai...

10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử

Các tác phẩm được chọn lọc dưới đây đến từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, sống trong thế kỉ 17 – 19. Bạn có thể thấy nhiều tác...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 4

PHẦN IV: KHẢO CỨU VỀ HOA VĂN, KỸ THUẬT DỆT VÀ MAY TRANG PHỤC I. Hoạ tiết trang trí trên trang phục và khăn: 1. Các loại hoa văn trang...

Sơ lược về chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn

Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Vì sao nói “Con gái mười hai (12) bến nước”?

Mười hai bến nước trong “phận gái 12 bến nước” là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao...

Exit mobile version