Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Kho” bản đồ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Hơn chục tấm bản đồ do chính người Trung Quốc và người Nhật vẽ cách đây từ 80 – 100 năm, đều cho thấy lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa vừa được thạc sĩ Chử Đình Phúc (Viện khoa học xã hội VN) công bố.

Thạc sĩ Chử Đình Phúc cho biết, không phải ngẫu nhiên anh có được dữ liệu về những tấm bản đồ này. “Tìm hiểu thông tin, tài liệu về Trung Quốc là một phần trong công việc thường ngày tôi phải làm. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bắt đầu từ năm 2007, đến nay tôi tiếp cận khoảng 6 cuốn sách (điện tử) do người Trung Quốc và Nhật Bản viết đều có những tấm bản đồ thể hiện giới hạn điểm cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam” – anh Phúc kể.

Những đầu sách anh Phúc có trong tay gồm Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ; Thanh đại địa đồ tập; Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ; Trung Hoa tân hình thế nhất lãm đồ; Hoa Dân quốc phân tỉnh địa đồ sách; Trung Quốc địa đồ sách do chính tay người Trung Quốc và người Nhật Bản vẽ cách đây từ 80 đến hơn 100 năm . Tất cả đều cho thấy điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

“Sau khi tiến sĩ Mai Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử bản đồ do người Trung Quốc vẽ không có Hoàng Sa, Trường Sa, tôi thấy cần phải chia sẻ những gì mình có được cho bạn bè cùng biết” – anh Phúc nói. Anh cũng khẳng định những người làm chuyên môn như anh đều biết có không ít những tấm bản đồ người Trung Quốc vẽ lãnh thổ nước này chỉ đến đảo Hải Nam và không hề có Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay cả những kho tài liệu ở Trung Quốc hiện nay cũng lưu giữ rất nhiều những tấm bản đồ này.

Anh Phúc chia sẻ với bạn bè bằng cách đẩy bản chụp những tấm bản đồ mình có được lên trang cá nhân. “Trước đây, tôi vẫn nghĩ dân Việt Nam mình đều biết những tấm bản đồ này. Không ngờ đưa lên trang cá nhân mới thấy suy nghĩ đó không đúng. Rất nhiều người chưa biết và mỗi người đã chia sẻ những tài liệu tôi “up” lên tới nhiều tài khoản khác” – anh Phúc cho biết.

Bản đồ “Nhị kinh thập bát tỉnh tổng đồ” trong sách “Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ”, Tác giả: Đông Điều Văn Tả Vệ Môn, Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản (1850)


“Quảng Đông toàn đồ”(廣東全圖) trong sách “Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ” (清二京十八省疆域全圖) in năm 1850, vẽ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là đảo Hải Nam. Tác giả: Đông Điều Văn Tả Vệ Môn, Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên Khắc bản

“Đại Thanh đế quốc” (大清帝國) trong sách “Thanh đại địa đồ tập”, Thanh Quang Tự tam thập nhất niên (1905), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán biên ấn xuất bản (清代地图集, 清光绪三十一年(1905年),上海商务印书馆编印出版), vẽ cực Nam Trung Quốc đến hết tỉnh Hải Nam.

“Đại Thanh quốc toàn đồ” (大清國全圖) trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖), Tác giả: Y Điền Hùng Phủ (依田雄甫), Nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo), Phú Sơn Phòng thư cục (東京:富山房書局), Năm xuất bản: Nhật Bản Minh Trị tứ thập niên ngũ nguyệt (日本明治四十年五月) (5-1907).

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖). Tác giả: Y Điền Hùng Phủ, nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo) Phú Sơn Phòng thư cục, xuất bản năm 1907.


“Đại Thanh đế quốc” (大清帝國) trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành (大清帝國全圖, 宣統元年,上海商務印書館).

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là đảo Hải Nam, trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành (大清帝國全圖, 宣統元年,上海商務印書館).

Bìa cuốn sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành” (大清帝國全圖, 宣統元年上海商務印書館)

Bản đồ “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú” (清國大地圖革命動亂地點注), Đại Bản (Osaka) Nhật Bản Tinh Bản ấn loát hợp tư hội xã phát hành, Minh Trị tứ thập tứ niên (大阪日本精版印刷合資會社印行, 明治 四十四年) – Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1912 với cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, hiện lưu trữ tại Thư viện Đại học California tại Berkeley (Hoa Kỳ).

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa tân hình thế nhất lãm đồ”(中華新形勢一覽圖), tác giả: Thượng Ngu, Đồ Tư Thông  (上虞, 屠思聰), Thượng Hải Thế giới dư địa học xã (上海世界輿地學社) phát hành năm 1926. Bản đồvẽ cực Nam Trung Quốc đến tỉnh Hải Nam.

Bìa cuốn sách “Trung Hoa tân hình thế nhất lãm đồ”(中華新形勢一覽圖) của hai tác giả Thượng Ngu và Đồ Tư Thông (上虞, 屠思聰), Thượng Hải Thế giới dư địa học xã (上海世界輿地學社) phát hành năm 1926.

Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh địa đồ sách” (中華民國分省地圖冊) xuất bản năm 1933.

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc nhị thập tứ niên (1935) toàn quốc tỉnh khu” (中華民國二十四年全國省區) với cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Tối tân Trung Hoa hình thế nhất lãm đồ” (最新中華形勢一覽圖) in năm 1935.

Bìa cuốn sách “Tối tân Trung Hoa hình thế nhất lãm đồ” (最新中華形勢一覽圖) in năm 1935

Bản đồ có tên “Đại lục hình thế đồ” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊) xuất bản năm 1939, Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (Nhật Bản) (松田壽男) với cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam.

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊), xuất bản năm 1939 Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (松田壽男).

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Buổi khai trương hoành tráng của Thương xá Tax sang trọng đầu tiên của Sài Gòn

Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu...

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Vẽ gì khó

.....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Chén – bát; mũ – nón

Nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác nhau về việc dùng từ giữa miền Nam và miền Bắc, chẳng hạn miền Nam gọi mũ thành nón, gọi bát thành...

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 3/25 – Những đảo âm nội bộ trong chủng Mã Lai

Chương này vẫn cứ nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng nó sẽ đưa ta về dân tộc học, và chúng tôi phải điên đầu với những nhận xét sau đây,...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Exit mobile version