Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều” do cựu hoàng đế Bảo Đại tự nguyện trao lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chiều ngày 30 tháng 4 năm 1945. Tuy nhiên hai bảo vật đã được cất giấu tại làng Nghĩa Đô, sau đó rơi vào tay quân đội Pháp và được Pháp trao trả Cựu hoàng Bảo Đại trong một buổi lễ vào ngày 08/3/1952. Cựu hoàng Bảo Đại không có mặt trong lễ trao nhận ấn kiếm này và ủy quyền cho ông Lê Thanh Cảnh, Đặc uỷ viên Văn phòng Quốc trưởng, thay mặt tiếp nhận 2 bảo vật, sau đó đưa về Ban Mê Thuột vào chiều ngày 13 tháng 3 năm 1952.

 

Toàn cảnh lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại, năm 1952

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Lâm Đồng

 

Đặc uỷ viên Văn phòng Quốc trưởng Lê Thanh Cảnh tiếp nhận 2 bảo vật từ đại diện chính quyền Pháp, Tướng Pélissier, năm 1952

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Lâm Đồng

Nhân việc này, Thủ hiến Trung Việt Trần Văn Lý đã gửi cho cựu hoàng một bức tấu thư, ca ngợi sự kiện này là “điềm lành cho tiền đồ của Triều Nguyễn”. Tiếp đó, cựu hoàng cũng cử đổng lý Văn phòng Quốc trưởng gửi thư ủy lạo vị Thủ hiến và mong ước tương lai hòa bình cho đất nước.

Tấu thư của Thủ hiến Trung Việt gửi Quốc trưởng Bảo Đại chúc mừng việc tìm thấy ấn, kiếm, năm 1952

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị những trang tài liệu trên cùng một số hình ảnh về lễ trao trả ấn kiếm. Những tài liệu này thuộc Phông Phủ Quốc trưởng quốc gia Việt Nam tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV và Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lâm Đồng. Những hình ảnh này sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về hành trình chuyển giao chiếc ấn quyền lực trước khi lưu lạc sang Pháp và trở thành cổ vật “công khai” đấu giá sau 70 năm.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ sơ số 108, Phông Phủ Quốc trưởng quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;

2. Hồ sơ 2358, Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;

3. Hồ sơ số 06, Phông Văn phòng Bảo Đại, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Lâm Đồng;

4. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb Giáo dục, năm 2003.

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Ảnh khó quên về miền Trung thập niên 1990

Khi du lịch chưa bùng nổ, cuộc sống ở Hội An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang thập niên 1990… toát lên sự chân chất, mộc mạc....

Chợ Cần Thơ – khu chợ cổ nổi tiếng miền Tây Nam Bộ

Được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây, chợ Cần Thơ từng là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Một cái nhìn lý thú về ý nghĩa bức tranh ‘Đám cưới chuột’

Trong dòng tranh Đông Hồ được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước – một bức tranh vừa hài hước vừa...

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu...

Dân tộc Cơ Tu trên đường xây dựng văn hóa

Người Cơ Tu hay Ca Tu, Ka Tu, K’Tu, còn được gọi Ca Tang, Gao, Hạ, Phương là một dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer chủ yếu sống ở Lào...

Thăng Long – Kinh đô muôn đời

1. Sơ lược về thành Đại La Từ khi Lý Nam Đế thành lập nước Vạn Xuân (544), ông đóng đô ở cửa sông Tô Lịch là ngôi thành đắp...

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và tự do thương mại ở Nam Bộ

Tư tưởng tự do thương mại, từ đó dẫn đến sự thịnh vượng của Sài Gòn, khởi nguồn từ tầm vóc của một con người vĩ đại: Chúa Sãi. Chúa...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Exit mobile version