Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lời giải khoa học cho hiện tượng “ruồi bay trước mắt”

Không ít người trong chúng ta gặp phải một hiện tượng lạ ở mắt, đó là xuất hiện những bóng mờ, hay sợi chỉ ngoằn ngoèo, các hình dây mảnh như mạng nhện treo lơ lửng trong mắt và di chuyển trước mắt trong khi mắt nhìn yên một chỗ. Nhiều người thường gọi hiện tượng này là “ruồi bay trước mắt”.


Hình ảnh mô tả những bóng mờ, sợi chỉ ngoằn ngoèo di chuyển trước mắt trong khi mắt bạn nhìn yên một chỗ.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% người dân gặp phải trường hợp này. Vậy, hiện tượng “ruồi bay trước mắt” là gì?

“Ruồi bay trước mắt” thực chất là những chất lắng đọng hoặc chất cô đọng ở trong dịch keo dạng thủy tinh của mắt. Các “chú ruồi” này có thể là những đốm, đường thẳng hay cong, có hình sợi dây mảnh, hoặc vòng cong như dạng chữ O hay chữ C.

Có trường hợp người bệnh nhìn thấy một điểm mờ nhưng cũng có người nhìn thấy hàng chục điểm mờ trong mắt. Các điểm mờ biết bay này có thể hiện diện ở một hay cả hai mắt.

Khi người bệnh mắc hiện tượng này, phản xạ đầu tiên là họ sẽ cố gắng nhìn rõ bằng cách tập trung vào điểm đó nhưng điều này rất khó thực hiện bởi hình ảnh này không đứng yên mà di chuyển khi ta đảo mắt.


Người mắc bệnh sẽ thấy rõ những đốm nhỏ, vẩn đục hơn khi nhìn lên bầu trời quang đãng ban ngày.

Người mắc bệnh sẽ càng nhìn thấy rõ những điểm mờ hơn khi nhìn lên bầu trời quang đãng ban ngày hay nhìn vào một nền sáng, tờ giấy trắng. Đôi lúc, những “chú ruồi” này lại trốn vào trong một góc, thoát ra khỏi tầm nhìn của chúng ta.


Một vài hình ảnh ghi lại đốm nhỏ, vẩn đục của một người gặp phải hiện tượng bệnh lý “ruồi bay trước mắt”.

Theo các chuyên gia, hiện tượng này xảy ra là do có sự lão hóa, đục dịch kính ở bên trong mắt. Tròng mắt là một hình cầu, phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen.


Cấu trúc của nhãn cầu.

Phía sau giác mạc theo thứ tự vào trong là khối thủy dịch, pha lê thể (hay còn gọi là dịch kính) và thủy tinh thể. Sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy.

Dịch kính là một khối gelatin đặc quánh, trong suốt (giống lòng trắng trứng) nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc, chiếm khoảng 2/3 thể tích nhãn cầu.


Dịch kính trong suốt và chiếm phần lớn thể tích nhãn cầu.

Dịch kính là một tổ chức gene trong đó có nhiều sợi rất mịn xếp theo nhiều hướng khác nhau nhưng không chắp nối. Theo thời gian, dịch kính bị thoái hóa dần, dịch lỏng lơn, một số sợi li ti của dịch kính co cụm lại với nhau, tạo thành các đốm nhỏ vẩn đục bên trong dịch kính.

Những đốm này thay đổi về kích thước, hình dáng, chỉ số khúc xạ và mức độ di động.

Các điểm mờ, vẩn đục, di chuyển liên tục trong mắt như “ruồi bay” là do các đốm nói trên tạo ra bóng tối trên nền võng mạc hoặc do sự khúc xạ ánh sáng khi đi qua chúng. Việc thoái hóa dịch kính được lý giải là sự lão hóa tự nhiên.

Tuy nhiên cũng có trường hợp dịch kính bị viêm nhiễm, có ký sinh trùng xâm nhập hay mắt bị bong giác mạc. Bởi vậy nếu nhận thấy có sự xuất hiện của bệnh lý “ruồi bay trước mắt” thì bạn cần tới trung tâm, bệnh viện kiểm tra mắt kỹ hơn.

Tùy tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành bơm bổ sung huyết thanh mặn để duy trì áp suất của nhãn cầu hay có thể xử lý những điểm mờ giúp bạn ít gặp rắc rối trong sinh hoạt nhất.

Người trong cùng họ có lấy nhau được không?

ở các nước Âu Mỹ, anh chị em con chú bác ruột vẫn có quyền lấy nhau, qua tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ta thấy mối tình giữa hai anh em con...

Nữ minh tinh Jane Fonda ở Hà Nội năm 1972

Tháng 7/1972, khi không quân Mỹ mở chiến dịch ném bom dữ dội vào Hà Nội bằng máy bay B-52, ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda đã ghé thăm...

Chùa Lý Quốc Sư xưa

Chùa Lý Quốc Sư nằm ở phố Lamblot, xưa kia là thôn Tiên Thị, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội cũ, cách Nhà thờ Lớn Hà Nội...

Chuyện về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước 1975

Trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề ở Sài Gòn rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới...

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Vì sao tha thứ không phải ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình?

Cuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người...

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Thiềm Thừ Thán

Đại diện các tộc động vật bị lôi cuốn bởi vở kịch La Grenouille Qui Veut se Faire Aussi Grosse Que Le Boeuf (Con Ếch muốn To Bằng Con Bò) dựa...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Exit mobile version