Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy:

Muôn năm xưa còn roi dấu

Đã bảo miền Bắc mất ngôn ngữ rất nhiều nên dĩ nhiên là tự điển miền Bắc không có chữ ROI đó.

Không rõ tác giả lời ca hiểu thế nào còn dân chúng thì hiểu là „để” dấu.

Tự vị Huỳnh Tịnh Của định nghĩa ROI là NOI (dấu)

Nhưng ngôn ngữ Khả Lá Vàng tiết lộ rằng nó là Việt ngữ cổ thời. ROI có nghĩa là KỂ CHUYỆN XƯA.

Có lẽ chính Huỳnh Tịnh Của đã quên ROI và cũng chỉ đoán mà định nghĩa thôi. Cả miền Bắc đều quên thì Huỳnh Tịnh Của được quyền quên.

Nhưng ta có cảm giác là Khả Lá Vàng đúng.

Khi nghiên cứu danh từ MONOGATARI của Nhựt Bổn, chúng tôi cũng gặp sự bối rối của tự điển Nhựt y hệt như khi họ định nghĩa về KIMONO.

MONO cũng được dịch là VẬT, tức rõ ràng là MÓN.

GATA được dịch là Ngữ, tức đó là KATA của Nam Dương bị biến dạng, và Nhựt còn nhớ nghĩa nên mới dịch đúng là NGỮ.

Nhưng RI thì không được định nghĩa, làm như đó là một cái đuôi mọc chơi vậy thôi.

Toàn khối MONOGATARI lại được định nghĩa là Câu chuyện, Sự kể chuyện, Tiểu thuyết.

MÓN LỜI không sao mà mang ba nghĩa trên được và chính RI mới mang ít lắm là hai nghĩa trên, và Ri đó có nghĩa giống hệt ROI của Khả Lá Vàng.

Nhựt cũng đã quên Roi, y như ta.

Chúng tôi cho rằng trong bọn Lạc Địch di cư đến cổ Việt thì bộ lạc Adôuk đa số. Đó là bộ lạc của vua Hùng.

Còn bọn Lạc Địch ở Nhựt Bổn thì có thể có hai bộ lạc đa số vì ngôn ngữ Nhựt quá giống ngôn ngữ Khả lá vàng và ngôn ngữ Khả Tu:

Khả Lá Vàng       Nhựt Bổn

Ki = Cây                Ki = Cây

Kita = Hướng bắc     Kita = Hướng bắc

Khả Tu                 Nhựt Bổn

KU = Tôi               (Wat) Aku (Shi) = Tôi

Akan = Mẹ            Okaa = Mẹ

INÚ = Con chó     Anuk = Con chó

Kap = Cắn            Kamu = Cắn

NI = Tại                 Ni = Tại

Kap = Cập            Kappuru = Cập

Ri = Vàng              Ki = Vàng

Anô = Chị             Ane = Chị

Dĩ nhiên là Nhựt có những danh từ giống hệt Việt Nam, Sơ Đăng, Pacóh, Bru, y hệt như ta, nhưng danh từ Khả nhiều nhứt trong ngôn ngữ của họ.

MONOGATARI là một danh từ ghép mà hai tiếng Lạc bộ Trãi , MONO và ROI kẹp một tiếng Lạc bộ Mã như cái xăng uých, tức danh từ đã xuất hiện lối 2000 năm, từ ngày bọn Mã đến Nhựt.

Nhựt mắc họa vì đã viết dính mọi danh từ ghép lại mà không theo luật nào cả, thành thử họ chẳng còn biết đầu đuôi ra sao nữa.

Nhưng ta không làm thế, ta cũng đã quên mất ROI mà Khả Lá Vàng còn nhớ.

Một danh từ đã chết, rất khó làm sống lại. Nhưng bài hát nói trên lại được hoan nghinh thì tưởng cũng nên áp dụng hô hấp nhân tạo để cứu nó.Tác giả bài hát ấy mà có hiểu sai, câu hát đó vẫn còn nghĩa, nếu ta hiểu ROI đúng theo Khả Lá Vàng:

Muôn năm xưa còn roi dấu.

có nghĩa là „dĩ vãng, lịch sử muôn đời còn kể thành tích oanh liệt của tổ tiên ta”

Tất cả các dân tộc sống quanh đèo Mụ Già, tức quanh địa bàn của Khả Lá Vàng đều có động từ ROI đó và đều hiểu y như Khả Lá Vàng.

Quốc gia Đạo Minh là nước của các dân Khả Lá Vàng, Hê lang và Sơ Đăng thật sự chớ chẳng phải chơi, và đó là nước Văn Lang thứ nhì mà người dân ăn nói y hệt như thần dân của vua Hùng Vương.

Chúng tôi cho rằng khi nhập chung danh từ của Hê lang, Sơ Đăng và Khả Lá Vàng lại thì có được một bộ ngữ vựng của Việt ngữ cổ thời là không phải nói bướng.

Chữ roi thứ nhì

ROI thứ nhì, miền Bắc cũng không có, nhưng không phải là miền Bắc quên ngôn ngữ mà đó là tĩnh từ của Phù Nam mà miền Nam đã vay mượn riêng sau năm 1623.

Về tĩnh từ ROI thì không có nghi vấn nào cả, nhưng chúng tôi cũng tiện tay đặt nó vào chương nầy.

Tĩnh từ nầy thì Nam Dương nói là RUAI, còn Phù Nam nói thật đúng ra sao, chỉ có trời mà biết, nhưng người Việt miền Nam vay mượn rồi thì biến thành ROI và để chỉ người có vóc vạc nhỏ, nhưng không yếu đuối.

Văn của Trương Vĩnh Ký chứa rất nhiều tĩnh từ ROI nầy và hiện nay, ở nông thôn miền Nam, người Việt cũng còn dùng mạnh tĩnh từ ROI, nhưng với hình thức kép: „Anh ấy có tướng roi roi”, không bao giờ dưới hình thức tĩnh từ đơn, khác hẳn Nam Dương.

Trương Vĩnh Ký lại còn dùng một tĩnh từ nữa, có nghĩa là NHỎ, nhưng để chỉ thú vật, nhất là heo, lợn và cọp. Đó là tĩnh từ GẮM (dấu Ă) mà hiện nay nông dân miền Nam cũng còn dùng mạnh, các tự điển ở miền Trung có ghi tĩnh từ nầy, nhưng không rõ do đâu mà ra vì người Chàm cũng không có tĩnh từ Gắm = Nhỏ.

Trương Vĩnh Ký thường nói đến những con cọp GẮM, bị người ta sao lại là GẤM, hóa ra Cọp nhỏ trở thành Cọp có da như gấm

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

5 điều thú vị về hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới phải ghen tị

Coi trọng việc giáo dục nhân cách hơn kết quả học tập, bữa trưa được tiêu chuẩn hóa hay học sinh tự dọn dẹp lớp học mà không cần lao...

Gìn Vàng giữ Ngọc cho Tiếng Việt

Đau lòng phải giã biệt miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không,...

Thi sĩ Vũ Đình Liên -từ “Ông đồ” đến “Bóng ông đồ”

Thi sĩ Vũ Đình Liên (1913-1996) sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Sau khi đậu Tú tài ở Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ ở...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Sự ân hận của người con từng xấu hổ vì có mẹ làm nghề nhặt vỏ lon

Trong thời khắc đó, tôi vô cùng hối hận vì đã nặng lời với mẹ. Vỏ lon là nguồn sống của mẹ, là nguồn sống của tôi; chưa bao giờ...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những...

Âm đức nghĩa là gì? Vì sao lại gọi là “âm”?

Các ghi chép khuyến thiện thời xưa thường xuyên nhắc đến các từ như “âm phúc”, “âm đức”, “âm công” để chỉ việc hành thiện tích đức, đắc thiện quả,...

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Exit mobile version