Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một số dạng công trình kiến trúc phổ biến ở các nước Á Đông

Các loại hình kiến trúc phổ biến ở phương Đông nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm dựa trên lịch sử tiến hoá.

Nhóm 1 là kiến trúc đặc trưng và phổ biến vào thời Đường. Gồm:

Những kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc còn lại ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này.

Nhóm 2 là là đặc trưng kiến trúc Tống, kế thừa đến Minh Thanh. Gồm:

Những kiến trúc Trung Quốc, Việt Nam còn lại ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này.

Ảnh sau sẽ cho mọi người cái nhìn tổng quan về hình dạng những loại kiến trúc vừa kể.

 

 

Sau đây xin được nói chi tiết về từng dạng kiến trúc:

1. Huyền Sơn

Huyền Sơn vốn nhiều dạng, nhưng thuật ngữ này chủ yếu ám chỉ Huyền Sơn dạng Tiêm Sơn, có sơn tường đỉnh nhọn phổ biến vào thời Đường, đối lập với Quyển Bằng là dạng đỉnh cong thời Tống-Minh-Thanh.

Đây là dạng nhà có 2 mặt mái. Mái nhô ra một đoạn khỏi Sơn Tường (Chữ “Huyền” nghĩa là treo lơ lửng, ám chỉ 2 rìa của mái lơ lửng giữa không trung).

Kiểu nhà này vì thùy tích kéo dài đến nóc mái nên không có thang tích, hay nói cách khác, thùy tích và thang tích chập lại làm một.

Sơn Tường nhà Huyền Sơn còn được gia cố thêm kèo cột ốp sát vào tường. Dạng nhà này thường được dùng làm tòa nhà nhỏ, thứ yếu trong quần thể cung điện, chùa chiền và là nhà chính trong nhà ở của người dân nói chung.

 

Kiến trúc Huyền Sơn

2. Ngạnh Sơn

Có kiểu dáng tương tự như Huyền Sơn, nhưng hai rìa mái không nhô ra khỏi sơn tường. Ngạnh Sơn có tường chủ yếu làm bằng gạch đá, không như Huyền Sơn có tường chủ yếu bằng gỗ.

Kiến trúc Ngạnh Sơn tại Trung Quốc (trên) và Việt Nam (dưới).

3. Vũ điện

Đây là công trình thuộc loại cổ xưa nhất, về sau này lại là dạng công trình cấp cao nhất (có lẽ do người phương đông nệ cổ), có 4 mặt mái nhô ra khỏi sơn tường và đều lợp ngói, không có sơn hoa (tức đầu hồi tam giác).

Tại Việt Nam, công trình này chỉ thỉnh thoảng được thấy trên một số dấu tích còn sót lại như trên các lăng mộ thời Lê. Thời Nguyễn hầu như không có vết tích nào.

4. Hiết Sơn

Dạng kiến trúc này có rìa bờ mái chĩa ra khỏi Sơn Tường như Huyền Sơn, nhưng phía 2 mặt sơn tường còn có thêm 2 mặt mái nữa. Hiết Sơn còn gọi là Cửu Tích vì có 9 đường mái ( 1 chính tích, 4 thùy tích, 4 thang tích).

 

Kiến trúc Hiết Sơn

 

5. Tứ Giác Toàn Tiêm

Còn gọi là Tứ phương Toàn Tiêm. Loại nhà gác hình vuông 4 góc, mái chụm lại thành một điểm (toàn tiêm)

Ngoài ra còn có dạng Tam Giác, Lục Giác, Bát Giác cũng tương tự, chỉ khác biệt ở số mặt mái và phương hướng lầu. Dạng Bát Giác và Lục Giác còn được dùng làm lầu các, gác chuông và xây thêm mặt mái lên trên (trùng thiềm). Riêng dạng Bát Giác thì đến kiểu thời Tống mới phổ biến.

Góc trái trên: Lầu bát giác (nhị trùng thiềm) ở chùa Láng Việt Nam. Góc phải trên: Gác tứ giác toàn tiêm trong cố cung Hàn Quốc Góc trái dưới: Kinkaku mang dạng nhị trùng thiềm tứ giác toàn tiêm của Nhật. Góc phải dưới: lầu bát giác nhị trung thiềm của Trung Quốc.

6. Viên Toàn Tiêm

Tương tự như các dạng đa giác toàn tiêm, nhưng mái có dạng tròn (viên).

7. Khôi Đính

Tương tự dáng tứ giác toàn tiêm, nhưng có đường thuỳ tích cong lượn sóng, các mặt mái có hình dạng tựa quả chuông.

 

Hàng dưới từ trái sang phải: Khôi Đính kiểu dáng thời Tống, Khôi Đính Việt Nam theo mẫu thời Tống trên xá lị và tháp Hòa Phong, Khôi Đính kiểu Minh trung kỳ có đầu mái cong vút lên.

8. Quyển Bằng (hay gọi đầy đủ là Quyển Bằng thức Hiết Sơn)

Là một sự phá cách của Hiết Sơn thông thường. Dạng kiến trúc này tương tự Hiết Sơn nhưng phần trên của mái không có chính tích mà được uốn cong như đường sóng.

(Trái) Quyển Bằng thời Trần khắc họa qua mô hình đất nung. (Phải) Quyển Bằng kiểu Tống.

Tía là gì?

Tía là gì? Tía là ai? Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường gọi là cha. Từ này, cũng như “cha”, “ba” hay “bố” đều là những từ Việt...

Cái nghĩa của bậc liệt nữ

Tình với nghĩa cùng là quí, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, lúc tình nặng hơn nghĩa,...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975

Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ...

Ảnh cực hiếm về bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở...

Bơm tay Unicef – Một thời đã xa

Khi công ty bố mẹ tôi giải thể, cả nhà bốn người dắt díu nhau về quê nội bắt đầu cuộc sống mới. Thật không dễ dàng gì cho bố...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 1

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Chợ Bình Tây Chợ...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Chùa Trầm – Ngôi chùa thuộc “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”

1. Chùa Trầm ở đâu? Chùa Trầm là một quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chỉ cách Hà Nội...

Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

Exit mobile version