Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mỳ ăn liền đã trở thành món không thể thiếu bằng cách nào?

Bạn có hay kể từ khi ra đời, sản phẩm mỳ ăn liền luôn có ảnh hưởng rất lớn với cuộc sống của nhiều người trên thế giới.

Trong suốt một thế kỷ vừa qua nước Nhật đã mang đến cho thế giới rất nhiều những phát minh quan trọng như máy nghe nhạc Walkman, tàu điện siêu tốc, xe hơi tiết kiệm xăng, karaoke…
Thế nhưng trong một cuộc điều tra vào tháng 12 năm 2000, người Nhật đã lựa chọn mỳ ăn liền mới là phát minh vĩ đại nhất của đất nước Mặt trời mọc trong thế kỷ XX.
Từ sự ra đời trong hoàn cảnh khó khăn…

“Cha đẻ” của món mỳ ăn liền là Ando Momofuku- một doanh nhân người Nhật. Trước khi phát triển với sản phẩm mỳ ăn liền, Ando là giám đốc một công ty dệt kim ở Osaka.
Chân dung Ando Momofuku – “cha đẻ” của món mỳ ăn liền
Vào giai đoạn năm 1945, nước Nhật bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn của quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới II. Văn phòng của Ando đã bị sập và ông buộc phải đi tìm một công việc mới.
Trong một ngày đi bộ trên phố, Ando chứng kiến cảnh những người dân phải đứng chờ khá lâu cho một bát mỳ ramen tươi. Điều này đã thúc đẩy ông cho việc lên ý tưởng về một món ăn tiện lợi mà nhanh chóng, có thể giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn.

Đến năm 1957, nhớ lại cảnh năm xưa người dân khổ sở đứng xếp hàng dài cho một bát ramen tươi, Ando đã nghiên cứu để chế tạo một món mỳ ramen ăn liền giá rẻ, tiện lợi và có thể đảm bảo tất cả những tiêu chuẩn trên.
Ban đầu việc chế tạo mỳ ăn liền rất khó khăn, đặc biệt trong khâu bảo quản. Những sợi mỳ lúc đó luôn rất dễ bị mốc bởi quá trình tách nước và giữ cho sợi mỳ khô là một vấn đề khiến Ando luôn đau đầu.

 

Đến một hôm, mọi việc thay đổi khi Ando tình cờ thả một vắt mỳ vào chảo dầu sôi mà vợ ông đang chuẩn bị để bữa tối. Ông khám phá ra rằng, dầu chiên không chỉ tách hết nước trong vắt mỳ mà còn tạo ra những lỗ nhỏ trong mỗi sợi mỳ, giúp mỳ nhanh chín hơn khi chan nước sôi.
Vào giai đoạn đầu tiên mới được đưa tới công chúng, mỳ ăn liền được biết tới như một sản phẩm vô cùng “sang chảnh”. Mỗi gói mỳ tôm có giá khoảng 35 yên, tương đương giá 6 bát mì Udon bây giờ (khoảng 360.000 VND theo tỉ giá hiện nay).
Gói mỳ tôm đầu tiên trên thế giới sản xuất bởi hãng Nissin
Sau khi trở nên phổ biến ở Nhật, Ando tiếp tục mở rộng thị trường mỳ ăn liền sang Mỹ. Năm 1966, trong chuyến công du của mình tại Mỹ, Ando đã phát minh ra mỳ ăn liền dạng cốc, được lấy cảm hứng từ những cốc cà phê takeaway.
… đến sự “bành trướng” của mỳ ăn liền ra toàn thế giới

Khi sản phẩm mỳ ăn liền trở nên phổ biến, Ando Momofuku đã thực hiện một cử chỉ vô cùng hào hiệp đó là chấm dứt sự độc quyền của mỳ ăn liền.
Sau đó ông còn liên tục hạ giá sản phẩm này nhằm nâng cao sức mua của người dân, khiến mỳ ăn liền trở nên phổ biến rộng rãi hơn nữa.
Việc chấm dứt sự độc quyền mỳ tôm đã tạo ra sự đa dạng trong mẫu mã và hương vị của sản phẩm này
Chính những hành động trên đã thúc đẩy sự gia tăng chóng mặt của mỳ ăn liền trên toàn thế giới. Theo một thống kê mới nhất, chỉ tính riêng năm 2014 đã có tổng cộng 102,7 tỷ gói sản phẩm mỳ ăn liền được tiêu thụ trên khắp năm châu.
Sự phổ biến của mỳ ăn liền có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hiện đại và thay đổi phong cách sống của rất nhiều người.
Giờ đây, chỉ mất khoảng 3-5 phút là bạn đã có ngay một bát mỳ nóng hổi, đủ no. Sự tiện dụng cùng với giá cả siêu “bèo” đã giúp mỳ tôm có thể đóng vai trò thay thế cho những bữa ăn truyền thống.

 

Cũng nhờ những ưu điểm nổi trội này, mỳ ăn liền đã trở thành một món ăn rất đỗi quen thuộc với cuộc sống sinh viên, không chỉ ở những nước đang phát triển như Việt Nam mà còn ở những siêu cường quốc trên thế giới trong đó có Mỹ.
Đặc biệt, các sinh viên tại Đại học McCormick ở bang Illinois còn quan niệm và rỉ tai nhau rằng “cha đẻ” của mỳ ăn liền -ông Ando có thể sống thọ tới 96 tuổi là nhờ ăn mỳ ăn liền mỗi ngày. Do đó các sinh viên này cho rằng, mỳ ăn liền là thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới.
Ngoài ra, sự tiện dụng của mỳ ăn liền cũng chính là yếu tố khiến sản phẩm này được sử dụng nhiều nhất trong các gói cứu trợ nhân đạo.

Mỳ ăn liền đã cứu sống vô số sinh mạng những người dân tại những vùng gặp thiên tai như: Philippines sau siêu bão Haiyan năm 2013, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sau trận động đất kinh hoàng 6,5 độ richter năm 2014, bão lụt tại nhiều nước khu vực Đông Âu năm 2013…

Không chỉ trực tiếp cung cấp lương thực cho con người sau thiên tai, mỳ ăn liền còn tạo ra thói quen tích trữ lương thực cho nhiều người sử dụng khi họ luôn chuẩn bị sẵn mỳ tôm trong nhà, đề phòng trường hợp rơi vào điều kiện thiếu đồ ăn do hạn hán, lũ lụt, mất mùa…
Qua những ảnh hưởng mạnh mẽ, người ta đánh giá phát minh mì ăn liền của Ando Momofuku như một cống hiến vĩ đại đã làm thay đổi thói quen ẩm thực của cả thế giới, nhờ đó ông được mệnh danh là “Ông vua mỳ ăn liền của mọi thời đại”.
Nguồn: Lucky Peach, North By Northwestern, Wikipedia, World Instant Noodle Association

Mối tình Kim Cúc – Hàn Mặc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã...

Trận lụt lịch sử ở Hải Dương năm 1926

Trong trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Bắc cuối tháng 7/1926, Hải Dương là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước ngập trắng...

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Phong tục ăn uống của người An Nam

Đối với du khách muốn hiểu người An Nam từ trong căn nhà của họ, không gì thú vị hơn là quan sát họ trong khi ăn và nghiên cứu...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Bản đồ và hình ảnh Sài Gòn xưa

Cùng chiêm ngưỡng một loạt bản đồ Sài Gòn xưa và các tấm ảnh panorama về Sài Gòn. 15 tấm bản đồ quý giá Việc định hình quá trình khai...

Vua Việt Nam thời xưa mặc gì?

Trên phim ảnh Việt Nam hiện tại, trang phục vua chúa chưa hoàn toàn được chính xác. Sau đây mình chỉ xin phép được giới thiệu qua 6 bộ trang...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Tìm Hiểu Về Rượu Vang Và Bia Trên Bàn Tiệc Ngày Lễ Ở Hoa Kỳ

Hàng năm bắt đầu từ Lễ Tạ ơn, rất nhiều bữa tiệc mừng và tiệc ngày lễ đều không thể thiếu rượu vang và bia. Vậy những đồ uống này...

Mỹ thuật thời cổ của người Việt

Những bức tranh hang động cổ xưa nhất của người ViệtTrước khi biết dựng lều và xây nhà thì người nguyên thủy từng “đành phải” sống trong hang động (bởi...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Exit mobile version