Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên các chiến mã vạm vỡ. Thế nhưng, hải chiến cũng chiếm một phần quan trọng, bao gồm các hoạt động đổ bộ tập kích ven bờ và những trận đối đầu giữa thuyền với thuyền trên biển.

Hoạt động đầu tiên là sở trường khiến những Viking (“cướp biển”) Bắc Âu trở nên nổi danh. Các nhóm Viking dựa trên hiểu biết về địa hình, tình hình xã hội và quân sự từng vùng thông qua buôn bán với người dân địa phương nhiều năm. Sau đó, họ tập kích những vùng sơ hở để cướp đoạt của cải và con người rồi rời đi nhanh chóng trước khi đối phương kịp trở tay.

Để phục vụ hoạt động đó, những chiếc thuyền Drakkar là loại phương tiện cực kỳ phù hợp. Chúng rất dài và hẹp (thường dài 30 m hoặc hơn, trong khi chỉ rộng nhất khoảng 4 m), cho phép lướt nhanh trên biển. Đáy thuyền cũng rất nông, giúp chúng có thể cập vào mọi bãi biển, vùng nước cạn hay sông ngòi. Thuyền vừa có buồm để đi biển dài ngày, vừa có hơn 60 tay chèo để tăng vận tốc và linh hoạt xoay trở trong chiến trận. Đặc biệt, thuyền không phân làm đầu hay đuôi, mà khi cần rút lui, các thủy thủ chỉ cần ngồi xoay ngược lại và chèo thuyền về phía đó chứ không cần phải quay đầu thuyền.

Thuyền dài Drakkar thường dài 30m hoặc hơn, trong khi chỉ rộng nhất khoảng 4m.

Những lợi thế này khiến không chỉ người Bắc Âu, mà cư dân đảo Anh và một số vùng ven biển Đông Bắc Âu cũng như Đông Âu tín nhiệm sử dụng Drakkar làm loại thuyền chiến chủ lực trong suốt gần 300 năm, từ thế kỷ 9 đến 12. Không chỉ sử dụng trong tập kích, họ cải biên thiết kế thuyền để làm thêm nhiều nhiệm vụ khác. Chẳng hạn dựng các lầu bắn trên thuyền để nhòm hay bắn được vào thành trì trong các cuộc vây hãm từ biển và sông. Hay thêm hệ thống dây chằng buộc để có thể vận chuyển ngựa qua biển.

Thuyền dài Drakkar rất dài và hẹp, cho phép lướt nhanh trên biển.

Nhưng không có thiết kế nào là hoàn hảo. Mọi ưu thế đều có những nhược điểm song hành. Độ nông của boong thuyền Drakkar lại chính là điểm chí mạng trong hải chiến. Lợi dụng điều đó, từ thế kỷ 12, cư dân ven biển Bắc và biển Baltic đã thiết kế thuyền Cog với mạn thuyền rất cao, đáy rất sâu để chế ngự cướp biển Viking. Do mạn cao, họ có thể an toàn trút tên đạn xuống đầu những tên cướp biển, trong khi đám Viking buộc phải tìm cách trèo lên được thuyền Cog mới có thể tấn công được thủy thủ trên đó. Tất nhiên đây không phải nhiệm vụ dễ dàng. Bù lại, thuyền Cog phải hy sinh mái chèo và độ cơ động, và dựa hoàn toàn vào sức đẩy của buồm. Nhưng đây chính là thủy tổ của những chiếc thuyền tròn Galleon hay Fluyt thống trị đại dương của thời đại Thuyền Buồm sau này.

Thuyền Cog thế kỷ XIII. Thuyền có mạn cao, lại có các lầu bắn ở đầu và đuôi thuyền cho cung thủ.

Thuyền Carrack của thời đại Khám Phá thế kỷ XV- XVI chính là hậu duệ trực hệ của thuyền Cog.

Tại vùng Địa Trung Hải, người ta không sử dụng Drakkar hay Cog, mà vẫn tín nhiệm sử dụng thiết kế kiểu Galley có từ thời Đồ Đồng (tức thời kỳ Ai Cập hay Hy Lạp cổ đại). Thuyền Galley kết hợp giữa mái chèo và buồm để có độ linh hoạt cao. Tuy nhiên, số tay chèo lên đến hàng trăm chứ không phải chỉ vài mươi như Drakkar. Thuyền có mạn nông nhưng được chế tạo rất vững chắc. Đặc biệt phần sống thuyền được gia cố để chịu đựng được xung chấn từ việc húc mũi vào sườn thuyền đối thủ. Đó là điều cả Drakkar và Cog không thể làm được. Những cú húc của Galley nhằm đánh đắm thuyền đối phương và nếu chúng không chìm, chiến binh từ thuyền này có thể nhảy sang thuyền kia để tiếp tục chiến đấu như trên bộ.

Bởi sự lợi hại đó, thuyền Galley vẫn tung hoành khắp Địa Trung Hải trong suốt thế kỷ 17. Nhưng đó là “vũ đài” duy nhất của Galley. Bởi lệ thuộc vào động cơ sức người và phải chở theo rất nhiều tay chèo, Galley không có chỗ cho nhu yếu phẩm, kéo theo hệ quả chúng không được sử dụng cho hải trình dài ngày đến châu Mỹ hay châu Á.

Bản vẽ thuyền Galley.

Minh họa chi tiết thuyền Galley.

Trên đây là ba loại thuyền chiến phổ biến nhất thời Trung Cổ ở châu Âu. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với điều kiện hoặc mục đích này nhưng lại bất lợi đối với  điều kiện hoặc mục đích khác. Điểm chung là tới thế kỷ 17, chúng đều dần dần biến mất, nhường lại “sân chơi” cho những thiết kế tàu lớn hơn, kiên cố hơn và chở được nhiều hỏa lực hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn là thủy tổ trực tiếp của những thiết kế về sau và xứng đáng được dành một vị trí danh dự hơn trong văn hóa đại chúng, sánh ngang với những hiệp sĩ trên lưng ngựa.

Art Director Lê Minh
Minh hoạ Đình Khiêm
Thiết kế Lê Nhi

Giải mã điềm báo hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ bạn cần biết

Có khi nào cơ thể bạn đang ở trạng thái bình thường nhưng đột nhiên lại cứ hắt hơi, nhảy mũi liên tục không? Theo nghiên cứu khoa học, hắt...

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

Gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, người Pháp từ chỗ còn lúng túng đã xây dựng được một nền giáo dục khá hoàn thiện. Năm 1858, Pháp nổ...

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Khổng Tước Tự Thuật

Người Việt Nam gọi dòng họ chúng tôi là Công hay Khổng Tước theo Hán- Việt. Người Anh gọi chúng tôi là Peacock cho cả nam lẫn nữ mặc dù Peacock chỉ các nam...

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông...

Các loại vạch kẻ đường thường gặp

Vạch kẻ đường là dạng báo hiệu thông dụng và cơ bản nhất khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các dạng khác nhau...

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Khám phá Sài Gòn năm 1970 qua ảnh

Chùa Vĩnh Nghiêm đang được xây dựng, phụ nữ và trẻ em trong Thảo Cầm Viên, câu lạc bộ golf ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 10

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán,...

Harry Roberts và vụ án mạng chấn động Anh

Robert lúc đó 30 tuổi cùng với bạn bè trong thế giới ngầm gồm Jack Witney 36 tuổi và John Duddy 37 tuổi đã lảng vảng cả ngày quanh khu...

Exit mobile version