Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ninja Nhật – Những chiến binh huyền thoại

Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn là không ai không biết tới samurai và ninja, 2 trong số những thế lực nổi tiếng đã tạo nên nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản. Vậy trong bài này, hãy cùng khám phá tất tần tật về ninja – những sát thủ nổi danh nhất lịch sử Nhật Bản nhé.

1. Nguồn gốc của ninja

Ngược với lịch sử hoành tráng, cao quý của những võ sĩ đạo, nguồn gốc của nhẫn giả đa số đều là những dấu chấm hỏi. Theo lịch sử ghi chép, thế lực này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 14 cuối thời Heian, tuy nhiên đó có phải là sự thật không thì còn chưa rõ bởi tính chất hoạt động bí mật của họ.


Ninja xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 14 cuối thời Heian.

Về tầng lớp cấu thành, nhiều sử gia đều thống nhất rằng nhẫn giả có nguồn gốc từ thứ dân, hoặc những samurai vô chủ như các ronin, thậm chí là cả những samurai chấp nhận từ bỏ danh phận của mình để thực hiện nghĩa vụ.

2. Nguyên tắc hoạt động của ninja

Khác với nhiệm vụ bảo vệ, chiến đấu nơi chiến trường của samurai, ninja lại toàn những nhiệm vụ không được vinh quang lắm, như: gián điệp, xâm nhập, phá hoại, ám sát, tập kích bằng số lượng. Trẻ không tha, già không thương. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi có viết:

“Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật”.


Ninja lại nhận toàn những nhiệm vụ không được vinh quang lắm.

Khác với nghi lễ seppuku rườm rà, khi bị bắt, ninja sẽ thủ tiêu cả đồng đội và tự sát để bảo toàn bí mật của nhiệm vụ.

3. Cách chiến đấu của ninja

Về cơ bản, ninja cũng gần như được huấn luyện nhiều như samurai vậy, bởi có 1 số người trong hàng ngũ ninja đã từng là chính các samurai. Họ tinh thông đủ các loại vũ khí, kĩ thuật như Kenjutsu (Kiếm thuật), Iaijutsu (Thuật rút kiếm),… về cơ bản là họ dùng kiếm cũng rất giỏi. Tuy nhiên, khác với samurai, những kĩ thuật của ninja dù rất đỉnh cao nhưng khi đối chiến công bằng, cơ hội của họ lại không được cao lắm.

Vậy nếu đánh không lại thì họ làm gì? Họ sẽ tìm cách cắt cổ họ bằng phương thức ám sát. Vốn dĩ thì họ cũng đâu có hiếu chiến. Nếu buộc phải chiến đấu trong trận chiến một chọi một với samurai, họ gần như không có phần thắng trước những cỗ máy hủy diệt ấy. Nhưng xét về kỹ năng sử dụng đa dạng các loại hình vũ khí, samurai gần như không có cửa với họ.


Kỹ thuật và loại hình khí tài của ninja rất đa dạng.

Bù lại thì, nhẫn giả rất giỏi trong các kĩ thuật như kĩ thuật phi thân (cũng gần giống với Parkour), kĩ năng ẩn thân, lẩn trốn và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như leo móc. Đó là những cái mà các samurai bình thường không thể thực hiện được.

4. Sự đa dạng trong vũ khí

Ninja có xu hướng sử dụng những món vũ khí nhẹ, nhỏ gọn mà hiệu quả cao như shuriken (thủ lý kiếm), shoku (gai tay), kusari-gama (liềm xích), dao… và những loại kiếm ngắn như Tantou (đoản đao) và wakizashi (samurai cũng thường sử dụng loại kiếm này để chiến đấu, thay vì katana). Hay thực tế hơn, họ sử dụng 1 loại kiếm chuyên dụng có tên là Ninjatou.


Do nhỏ gọn và tương đối nhẹ, các ninja tương đối ưa thích việc sử dụng đoản đao.

Về cơ bản thì, đây đều những món vũ khí nhẹ để thuận tiện cho việc di chuyển, tăng cường tốc độ tấn công, ám sát mục tiêu 1 cách nhanh gọn. Trong khi đó, samurai lại thường sử dụng những vũ khí nặng hơn, cồng kềnh hơn như naginata, côn, thương, kodachi,,…

Việc sử dụng thành thạo kỹ thuật ám sát tầm xa bằng các loại nhẫn cụ như shuriken cũng đem lại cho ninja 1 lợi thế lớn. Dĩ nhiên là, họ rất giỏi trong việc ngắm các mục tiêu từ xa và sẵn sàng ném shuriken vào chúng, nếu như họ cảm thấy thời cơ đã đến. Thậm chí, họ còn biết dùng cả… súng.


Súng hỏa mai Tanegashima.

Theo nghiên cứu, những ninja thời phong kiến đã biết chế tạo bom khói để tung hỏa mù, rồi súng để ám sát mục tiêu, cụ thể là súng hỏa mai Tanegashima. Nhìn chung, nhẫn giả không chỉ có sức mạnh, kĩ thuật hơn người mà cũng sở hữu khí tài đặc biệt hơn so với các samurai.

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước đã được nhiều phóng viên người Mỹ ghi lại. Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Người Việt trong vùng Đông Nam Á

I.TÓM LƯỢC Lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là cái nôi của một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới, và là một trong những vùng...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Ai Cho Tôi Tình Yêu” Của Nhạc Sĩ Trúc Phương

“Ai cho tôi tình yêu Của ngày thơ ngày mộng Tôi xin dâng vòng tay mở rộng Và đón người đi vào tim tôi Bằng môi trên bờ môi Nhưng...

Bình Định – Phú Yên những năm 90

Từ Bình Định trải dài đến Phú Yên có những làng quê nổi tiếng vì sự bình dị và phong cảnh đẹp đến mê người. Dưới đây là những bức...

Tố chất nào của người Hoa?

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Ly Rượu Mừng – Một bài hát bất hủ ngày Tết của Phạm Đình Chương

Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết...

Lê Lợi và Lê Lai

Thuở cắp sách đến trường, tôi được học bài "Lê Lai liều mình cứu chúa". Mấy chục năm sau, tình cờ đọc sử biết thêm chuyện "Lê Lợi giết Lê...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Exit mobile version