Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tiền thưởng đời Vua Gia Long (1802 – 1820)

Sưu tập tiền thưởng nằm trong bộ sưu tập bảo vật triều Nguyễn có minh văn gồm nhiều chất liệu quý hiếm khác nhau. Sưu tập bảo vật triều Nguyễn này do Bộ Tài chính Việt Nam bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào ngày 17-12-1959. Sau đó, vì lý do an ninh, an toàn, sưu tập này được Bảo tàng đóng thùng, niêm phong gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kể từ khi tiếp nhận lại từ kho Ngân hàng Nhà nước năm 2007 đến nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) đã tổ chức bảo quản, kiểm kê và nghiên cứu bước đầu.

Sưu tập bảo vật triều Nguyễn là khối tài sản quan trọng và có giá trị đặc biệt trong di sản văn hoá dân tộc Việt Nam. Nguồn gốc sưu tập hoàn toàn từ kho tàng của Cung đình Huế bàn giao cho chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng 8/1945.

Tiền thưởng là những đồng tiền mới nhìn chúng ta có thể thấy khác rất nhiều so với những đồng tiền lưu hành trong dân chúng. Tiền thưởng được đúc bằng vàng, bạc hay bạc mạ vàng và đồng. Tùy theo tình hình kinh tế cho phép của đời vua trị vì mà nhà nước cho đúc số lượng cũng như chất lượng nguyên liệu của loại tiền thưởng.

Những đồng tiền thưởng được dùng để làm những kỉ vật trang trọng của nhà vua ban thưởng cho các vị quan lại, vương công quý tộc, anh hùng có công trong các dịp khánh tiết của triều đình…

Về loại hình: Sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn gồm có các loại :

– Thoi hay gọi là nén, đúc bằng vàng, bạc.

– Tiền thưởng hình tròn, lỗ vuông, bằng vàng, bạc và đồng.

– Tiền thưởng hình tròn không lỗ, bằng vàng, bạc, bạc mạ vàng.

Tuy các loại hình này có đôi chút khác nhau, nhưng tựu chung, chúng đều đúc nổi minh văn chữ Hán ghi niên hiệu của triều vua, cũng như các câu mỹ hiệu mang ý nghĩa tốt lành, trong sáng, chúc phúc cho nhà vua, cầu bình an cho đất nước… Đôi khi trên tiền còn là những bài thơ hay các cụm từ nói về nguồn gốc nơi đúc, trọng lượng cũng như mệnh giá.

Về chất liệu: các loại hình tiền thưởng này thường đúc bằng vàng, bạc, đồng, trong đó đồng là chất liệu phổ biến nhất, còn các chất liệu như vàng và bạc thì hiếm hơn.

Về mỹ thuật trang trí và chữ đúc nổi: mảng mỹ thuật, hoa văn trang trí trên những đồng tiền thưởng cũng rất đa dạng, linh động và biến ảo. Chẳng hạn có những đồng tiền trang trí hoa dây, cây cỏ, mặt trời,…lại có những đồng trang trí, khắc họa hình ảnh các con vật thiêng như: rồng, hổ phù, long mã,…Có lẽ các kiểu mẫu trang trí như vậy chỉ xuất hiện trên các đồng tiền hình tròn còn trên các thoi, nén hầu như không có. Hay có chăng chỉ là những ký hiệu chấm nổi chạy dọc thân, còn đa số là chỉ đúc nổi hay khắc chìm minh văn chữ Hán mà thôi.

Về chữ đúc nổi hay khắc chìm: Chữ được khắc, đúc nổi bằng chữ Hán kiểu chữ Chân, dễ đọc, rõ ràng. Đối với loại hình tiền hình tròn thì một mặt sẽ được đúc nổi niên hiệu của nhà vua cùng hai chữ “Thông bảo –”. Chẳng hạn như: “Minh Mệnh thông bảo –  ”, “ Tự Đức thông bảo –   ”,…Cũng có các trường hợp hai chữ “Thông bảo – ” được thay bằng các chữ khác. Ví dụ như: “ Bảo Đại bảo giám –  ”,…. Ngoài ra còn có những trường hợp chữ “thông – ” được thay thế bằng các chữ khác như “ trọng – nguyên – hưng – ”,…Nhưng các trường hợp như vậy cũng là rất hiếm trên loại hình tiền thưởng. Trên mặt trước là như vậy, mặt sau có thể là những câu mỹ hiệu gồm 4 hay 8 chữ mang ý nghĩa tốt lành, trong sang, chúc phúc cho nhà vua, cho đất nước, cho muôn dân,… Ví dụ như: “Liễm phúc tíchdân –   : thu phúc đem lại cho muôn dân”, “Kinh luân thiên hạ –   : Tài năng gánh vác trị vì thiên hạ”, “Hà lưu thuận quỹ, niên cốc phong đăng –      : Dòng nước xuôi thuận dòng, mùa ngũ cốc hàng năm được mùa”,…Còn trên các thoi, nén nội dung chữ khắc chìm hay đúc nổi là niên hiệu vua như đã nói ở trên cùng hai chữ “niên tạo –  ” như “Gia Long niên tạo –   ”, “ Thiệu Trị niên tạo –”,…Và các từ chỉ nguồn gốc nơi đúc, trọng lượng, mệnh giá, thời gian, …Ví dụ như : “Trung bình – ”,“ giáp – ”, “công – ”, “trungbình ngân phiến ngũ tiền –  , “Đinh Mùi – ”, “Sơn Tây –  西”, “Bình Định – ” .

Tựu chung lại, dù mỹ thuật trang trí có độc đáo, cao thâm hay gần gũi thường nhật, chữ đúc có đẹp, nổi rõ ràng thì nội dung, ý nghĩa và hình thức vẫn phải nằm trong các qui định, khuôn phép của nhà vua và triều đình.

Bộ sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn thuộc các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại là chủ yếu, còn các triều vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Duy Tân không thấy có trong sưu tập tiền thưởng này.

Dưới đời vua Gia Long chưa thấy xuất hiện loại tiền thưởng hình tròn. Nhà nước cho đúc loại tiền thoi bằng bạc hình khối hộp chữ nhật. Tháng 10 năm Nhâm Thân 1812, nhà nước bắt đầu cho đúc bạc đĩnh 10 lạng. Tiền đúc thành thoi hình khối hộp chữ nhật hơi khum: Dài 12,5cm, rộng 2,95cm, dầy 0,15cm xung quanh đóng dấu nổi công, giáp. Loại tiền thoi bạc 1 lạng cũng có hình khối chữ nhật. Trên mặt tiền đúc nổi 4 chữ theo hàng dọc Gia Long niên tạo –    (Tạo tác trong niên hiệu Gia Long, 1802 – 1820), lưng tiền đúc nổi 4 chữ Tinh ngân nhất lạng –   (Bạc dòng 1 lạng). Xung quanh còn có các dấu trung bình hiệu – công giáp –  hoằng thái –  ….Ngoài ra trong đời Gia Long còn cho đúc loại thỏi bạc Trung bình ngân phiến ngũ tiền –   .

Ngoài ra, không thấy có những đồng tiền thưởng hình tròn bằng chất liệu vàng, bạc hay đồng trong sưu tập tiền thưởng đời vua Gia Long này.

Thoi bạc   –   

Gia Longniên tạo – Trung bình ngân phiến ngũ tiền. LSb.35297

Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam

Trước hết là Báo Chí, khởi đầu là tờ Gia Ðịnh Báo ra ngày 15-4-1865, kế đó là Phan Yên Báo ra năm 1868, Nông Cổ Mín Ðàm 1901... Sau...

Kinh rạch Sài gòn xưa

Sài gòn, Chợ lớn xưa là vùng đất đầm lầy, trũng nước giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Quá trình phát triển thuở ban đầu những kinh rạch được...

Về trang phục của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo...

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang,...

Bát Tiên Quá Hải là ai?, sao lại sử dụng khi có lễ Chúc Thọ

Bát Tiên Quá Hải là một trong những điển tích nổi tiếng hay được sử dụng trong thơ ca hội họa của nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam,...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Ý nghĩa mỗi loài hoa trên tà áo dài Tết của phụ nữ Việt

Không chỉ điểm xuyết cho vẻ đẹp thanh tân và quyến rũ của người phụ nữ, họa tiết hoa trên những tà áo dài Tết còn mang nhiều tầng ý...

Nghề luyện sắt của người Việt qua thư tịch cổ

Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 14/25 – Sơ Đăng, một dân tộc đầu đàn

Chúng tôi tin rằng người Thượng Việt là gốc tổ của Lạc bộ Trãi và Thượng Nam Dương là gốc tổ của Lạc bộ Mã. Đại danh từ Any đã...

Dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Vào đời Minh, một nhóm người từ vùng Đồ Sơn, Việt Nam di cư sang đất Quảng Tây. Nhóm người này thuộc tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt...

Exit mobile version