Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tiền thưởng đời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quan ngân nhất tiền (Bạc quan 1 tiền) và loại Quan ngân tứ tiền (Bạc quan 4 tiền).

Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. Mặt trước đúc nổi minh văn gồm 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau tùy từng đồng tiền mà chúng ta thấy có trang trí hoa văn cũng như các câu mỹ hiệu 4 hay 8 chữ mang ý nghĩa là những điều chúc tốt đẹp, an bình, chúc phúc cho nhà vua và muôn dân…

Chẳng hạn như đồng tiền có số LSb.35437 bằng bạc có đường kính 2,5cm mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau lại để trơn (Ảnh 5). Hay như đồng tiền có số hiệu LSb.34836 bằng vàng có đường kính 3,2cm, mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau là câu mỹ hiệu gồm 4 chữ: Phú Thọ đa nam (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai) (Ảnh 6). Hay như đồng tiền Phi long LSb.39210 bằng bạc có đường kính 4,4cm, mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau trang trí rồng uốn hình chữ S, có viền răng cưa nhọn. Như chúng ta đã thấy trên loại hình tiền thưởng đời Minh Mệnh này có minh văn và họa tiết trang trí rất đa dạng, độc đáo, đôi khi rất gần gũi với đời sống thường nhật.

Vào năm Minh Mệnh 11 (1830) sách Đại Nam thực lục chép rằng “đúc tiền đồng lớn có mỹ hiệu Minh Mệnh thông bảo1 vạn đồng” [16, T5, 64]. “Nhà vua sai Hộ Bộ thị vệ hội đồng với đốc công Vũ khố, chiếu theo chữ hiệu và quy thức đã định mà đúc hiệu 8 chữ gồm 20 loại, hiệu 4 chữ gồm 10 loại. Đến năm Minh Mệnh 18, 1837 nhà nước cho đúc thêm loại tiền mỹ hiệu 100.000 đồng, ngoài chữ hiệu và quy thức đã định có thêm 3 hiệu 8 chữ và 7 hiệu 4 chữ” [21, T5, 18].

Tháng 6 năm Nhâm Thìn, Minh Mệnh 13, 1832 “Đúc kim tiền và ngân tiền phi long, kim tiền 1.000 đồng mỗi đồng nặng 3 phân dùng vàng lá 7 – 8 tuổi. Ngân tiền 20.000 đồng mỗi đồng nặng 7 phân dùng bạc 7 thành [21, T5, 96).

Tiền phi long thập ngũ. Loại tiền này đúc bằng bạc, mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh, 1820 – 1840). Lưng tiền đúc nổi hình rồng uốn hình chữ S, phía dưới có 2 chữ “thập ngũ ”. Đây là chữ chỉ năm thứ 15 của niên hiệu Minh Mệnh. Viền mép cả mặt tiền và lưng tiền đều có viền răng cưa nhọn. Đường kính 4,4cm, nặng 20 gram. Sử chép: “Tháng riêng năm Giáp Ngọ, Minh Mệnh thứ 15, 1834 đúc ngân tiền Minh Mệnh phi long. Sai Đường Quan bộ hộ, bộ công và 1 quản lãnh với 1 thị vệ là những người xung làm công việc Nội các thay đổi nhau đến Sở Nội tạo, coi việc đúc tiền” [17, T14, 52].

Tiền phi long thập tứ. Loại tiền này đúc bằng bạc, mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh, 1820 – 1840). Lưng tiền đúc nổi hình rồng uốn hình chữ S, phía dưới có 2 chữ “thập tứ”. Đây là chữ chỉ năm thứ 14 của niên hiệu Minh Mệnh. Sử chép:“Tháng 3 năm Quý Tỵ, Minh Mệnh 14, 1833 nhà vua sai bộ hộ, bộ công và Nội các khoa đạo đến Sở Nội tạo hội đồng đôn đốc thợ, theo y mẫu mới, đúc tiền Minh Mệnh phi long” [16, T12, 58].

Trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn thấy loại tiền phi long đời vua Minh Mệnh đúc bằng chất liệu đồng. Tiền tròn lỗ vuông (VN31-1) đường kính 4,2cm, nặng 12gr. Mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo, đọc chéo. Viền xung quanh là hai hình rồng bay. Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Phú Thọ đa nam (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai). Viền xung quanh là dây hoa lá.

Tiền thưởng Minh Mệnh thông bảo bằng chất liệu đồng gồm 30 loại, trong đó lưng tiền đúc mỹ tự 4 chữ có 9 loại và mỹ tự 8 chữ có 20 loại như bảng dưới đây.

Thoi bạc, Minh Mệnh niên tạo- Quan ngân tứ tiền.LSb 33301

Thoi bạc, Minh Mệnh niên tạo- Quan ngân tam tiền. LSb 35309

Thoi bạc, Minh Mệnh niên tạo- Quan ngân nhất tiền.LSb 35336

Đồng tiền vàngMinh Mệnh thông bảo. LSb 35437

Đồng tiền vàng, Minh Mệnh thông bảo – Phú Thọ Đa nam. LSb 34836

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Quốc phú binh cường nội an ngoại tĩnh. VN 29-1

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hiền hiền thân thân lạc lạc lợi lợi. VN 29-4

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hà lưu thuận quỹ niên cốc phong đăng. VN 29-6

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo -Truy trác kỳ chương kim ngọc kỳ tương. VN 29 – 3

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hoa phong tam chúc thiên bảo cửu như. VN 29- 7

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Đắc vị đắc lộc đắc danh đắc thọ. VN 31-11

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Ngũ thần thuận phủ thứ tích kỳ ngưng. VN 31-10

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Vua ngân hàng Sài Gòn xưa

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, không học hành, bằng cấp, nhưng ông Nguyễn Tấn Đời đã tự thân vươn lên giàu có, nổi tiếng với các biệt...

Sự phát triển của áo dài Việt Nam qua tranh vẽ

Từ 2000 năm TCN cho đến thế kỷ 21: sự “tiến hóa” của trang phục người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy...

Đôi điều về giọng nói người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Những công viên từng là nghĩa trang tại Sài Gòn

Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám...

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Bàn về cái đạo tu thân

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều...

Exit mobile version