Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu về đồng phục nữ sinh Nhật

Người Nhật yêu mến đồng phục học sinh bởi nó từng là một phần tuổi trẻ của họ. Đối với học sinh Nhật, đồng phục không chỉ đơn thuần là một bộ quần áo mà nó còn là nét đẹp văn hóa, tượng trưng cho tuổi thanh xuân. Những bộ đồng phục dễ thương của nữ sinh Nhật từng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều trang phục học đường trên thế giới.

Dưới đây sẽ là toàn bộ thông tin bạn nên biết về loại phục trang xinh đẹp này.

Lịch sử của bộ đồng phục Nhật Bản

Đồng phục Nhật Bản đã xuất hiện được gần 153 năm. Ban đầu đồng phục ra đời với mục đích kết nối các học sinh lại với nhau, xóa đi khoảng cách về sự giàu nghèo trong trường học. Song ngày nay nó đã trở thành biểu tượng lớn nhất trong “văn hóa Kawaii” của người Nhật. Bộ đồng phục phong cách thủy thủ nổi tiếng của xứ Phù Tang ra đời vào năm 1920. Tới năm 1980, áo khoác blazer chính thức đổ bộ vào trường học.

Những bộ quần áo đồng phục là dấu ấn khó phai nhất trong đời học sinh.

Muôn kiểu đồng phục nữ sinh tại Nhật

Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản gây ấn tượng bởi sự duyên dáng và đáng yêu. Càng ngày chúng càng được cải tiến để trông gọn gàng và thời trang hơn.

Hakama là tên gọi dành cho bộ đồng phục lâu đời nhất. Nó trông đậm chất truyền thống và khá rườm rà.
Kiểu đồng phục váy liền gọn gàng hơn ra đời và dần thay thế trang phục truyền thống như Hakama.
Những năm 1920, bộ đồng phục nữ sinh chịu ảnh hưởng bởi phong cách thủy thủ.
Vẫn là đồng phục phong cách thủy thủ nhưng có sự xuất hiện của chiếc áo khoác.
Nhiều trường học yêu cầu nữ sinh phải mặc váy dài tới đầu gối, đó là lí do loại đồng phục này ra đời.
Đồng phục váy yếm xếp li vừa phá cách vừa nữ tính.
Kiểu váy liền xòe rộng này từng là mẫu đồng phục số một trong lòng các nữ sinh.
Và đây là mẫu đồng phục phổ biến nhất tại Nhật Bản bây giờ. Váy ngắn và áo blazer là bộ đôi không thể tách rời.

Đồng phục thì nhất định phải có phụ kiện!

Đồng phục ở các trường tư thục và trường công lập của Nhật Bản cũng có nhiều sự khác biệt. Đồng phục trường tư thường phức tạp và nhiều phụ kiện hơn trường công. Vì vậy có nhiều nữ sinh đã tự thêm thắt một vài món phụ kiện vào trang phục của mình để trở nên nổi bật.

Đối với một số ít trường không có đồng phục riêng, học sinh thường tự đến các cửa hàng đồng phục như East Boy để sắm đồ.
Áo len là một trong những món phụ kiện không thể thiếu khi diện đồng phục.
Vào những ngày thời tiết ẩm ương, nữ sinh thường mặc gile mỏng hoặc buộc áo len dài tay quanh eo để phòng trời trở lạnh.
Áo vest và khăn quàng là hai món đồ luôn xuất hiện trong tủ quần áo của nữ sinh xứ sở Phù Tang.
Dĩ nhiên không thể thiếu những đôi tất xinh xắn trong danh sách phụ kiện được.
Tất đen và trắng luôn là hai màu sắc cơ bản và dễ phối đồ nhất.
Độ dài của tất thường không bao giờ quá đầu gối.
Hot-trend một thời tại xứ sở Hoa anh đào.
Đã nhắc tới tất rồi thì không thể quên giày được! Học sinh Nhật thường dùng giày lười làm từ da, đế thấp từ 3 – 5 cm. Màu sắc thường là đen và nâu.
Những đôi giày có giá thành không hề rẻ nhưng bù lại rất bền và đẹp.
Một trong số các phụ kiện thể hiện cá tính rõ rệt nhất cho bộ đồng phục chính là nơ và cà vạt.
Có vô vàn các loại nơ dành cho nữ sinh.
Không thể bỏ qua những chiếc cặp sách đặc trưng của nữ sinh Nhật.
Nữ sinh Nhật thường thích trang trí cho chiếc cặp sách của mình.
Vậy nên đừng ngạc nhiên khi thấy một chiếc cặp màu sắc như thế này bạn nhé.

Không chỉ diện đồng phục khi đến trường học, nữ sinh Nhật còn mặc chúng ngay cả lúc đi chơi hoặc tụ tập bạn bè. Đối với một số nước trên thế giới, đồng phục dường như là thứ gì đó bắt buộc và phiền phức song ở đất nước Mặt trời mọc, chúng chính là biểu tượng gợi nhắc về một thời niên thiếu năng động và hồn nhiên.

Nguồn bài: SN

Vương quốc Phù Nam

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây....

Ký ức cái vô tuyến đen trắng thời bao cấp

Trong khi Sài Gòn đã bắt đầu có đài truyền hình từ 1966 thì vào thời bao cấp ở Hà Nội, kinh tế thật khó khăn, kỹ thuật chưa phát triển,...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

Vì sao lại nói ” Có mà đến mùa quýt “

Dân gian thường truyền nhau câu “có mà đến mùa quýt” để chỉ sự việc còn lâu lắm mới xảy ra, thậm chí có thể không bao giờ xảy ra....

Hải chiến Trường Sa 1988: Gorbachev đã bỏ mặc Việt Nam như thế nào?

Khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988, chính quyền Gorbachev đã dội vào Việt Nam một gáo nước lạnh. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì...

Ngói âm dương – “Đạo” trong kiến trúc

Từ xưa đến nay, âm dương thái cực đã trở thành hồn thiêng trong văn hóa, trở thành thứ triết lý Á Đông được vận dụng vào nhân sinh một...

Loạt ảnh đẹp về Hà Nội năm 1959

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hà Nội giờ khác xưa nhiều lắm, sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn Hà Nội qua những bức...

Thời bao cấp – Xem World Cup như thế nào?

Thời gian như bóng câu qua cửa, nhìn đi nhìn lại đã hơn mấy mươi năm rồi, mỗi mùa World Cup về là lứa U60-70 chúng tôi lại bồi hồi...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Exit mobile version