Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về việc dạy và học ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long xưa

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10/1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử…). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.

Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức Nho học của Nhà nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một cơ quan rất quan trọng của triều đình thời bấy giờ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là những Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.

Với lịch sử gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều tôn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076 dưới thời Lý, phát triển và hoàn thiện dưới thời Lê thế kỷ 15.

Quốc Tử Giám có hai nhiệm vụ: rèn luyện cho các giám sinh dự thi Hội và báo cử những giám sinh tài đức lên triều đình để bổ dụng làm quan. Và dù là thi hay cử thì phần lớn giám sinh là những người đã qua thi Hương, đỗ hương cống, hoặc bị trượt kỳ thi Hội. Một số ít là tuyển từ con cháu các công thần có qua thi Hương nhưng chưa đỗ hương cống.

Đứng đầu Quốc Tử là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó) Thời ). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo… có lúc đặt thêm ngũ kinh bác sĩ tức là năm vị chuyên giảng về năm pho kinh Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu.

Học trò trường Quốc Tử Giám là các Giám Sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ vào Quốc Tử Giám để học tập, để chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình. Giám Sinh chia ra làm 3 hạng.

– Thượng xá sinh, học bổng là 10 tiền một tháng
– Trung xá sinh, học bổng là 9 tiền một tháng
– Hạ xá sinh, học bổng là 8 tiền một tháng.

Quá trình học tập giám sinh chủ yếu là phải tự học, tự nghiên cứu, nghe giảng sách, bình văn là làm văn, sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư (đại học, trung dung, luận ngữ và Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu và dịch) các tuyển tập thơ phú cổ văn và Bắc sử.

Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại: ưu, bình, thứ, liệt. Loại thứ lại chia làm thứ mác là bài có đoạn hay, thứ cộc thuộc loại xoàng. Bài kém bị phê liệt. Những bài thật hay được chọn đọc trong những buổi bình văn cho cả trường nghe, kèm theo những lời bình của thầy. Những lời bình này chính là những bài giảng sinh động và sâu sắc lại sát thực tế trình độ người học.

Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập, nếu đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình, phép thi Hội có 4 kỳ.

– Kỳ đệ nhất: Thi kinh nghĩa
– Kỳ đệ nhị: Thi chế, chiếu, biểu
– Kỳ đệ tam: Thi thơ phú
– Kỳ đệ tứ: Thi văn sách, trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài. Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chám duyệt lần cuối cùng.

Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng:

– Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa)
– Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp)
– Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.

Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình gọi là Tam Nguyên.

82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu, ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người dự thi.

Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người

Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người.

Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.

Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến. Quốc Tử Giám đã góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, xứng đáng là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

André Malraux và Việt Nam

Khi André Malraux bước lên chiếc tàu Angkor tại hải cảng Marseille một ngày tháng 10 năm 1923 để thực hiện một chuyến du hành dài sang Đông Dương, ông chưa được 22 tuổi...

“Về đâu mái tóc người thương” – Bóng hồng duy nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Hoài Linh

Những ai yêu thích dòng nhạc trữ tình chắc hẳn không xa lạ với những giai điệu mượt mà: “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em Chiều nao xõa tóc...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Triều Nguyễn có đặt ra lệ “Bất Lập Trạng Nguyên” không?

Trong mục “Chuyện Đông, Chuyện Tây” đăng trên tạp chí Kiến thức Ngày nay số 260 phát hành ngày 10/10/1997, ông Trịnh Hồng Lĩnh sau khi đọc một số sách báo đã...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Nữ thọ tiên Ma Cô là ai?

Hình ảnh vị tiên nữ in trên đĩa mà nhiều người quen thuộc này chính là tiên nữ Ma Cô, một vị nữ thọ tiên của Trung Quốc. Ngoài ra,...

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên...

Vua Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp

Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932, vua Bảo Đại xuống tàu về nước. Ngày 8/9/1932 tàu chở vua về đến Đà Nẵng… Bộ ảnh vua Bảo Đại...

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cổ đại

THỜI NGUYÊN THỦY: GIAI ĐOẠN HÁI-LƯỢM, THUẦN DƯỠNG VÀ TRỒNG LÚA RẪY (18.000 -5.000 năm) I. TỔNG QUAN Lịch sử trồng lúa là một đề tài lớn trong khi thông...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

Các biện pháp giám sát thi cử dưới thời nhà Nguyễn

Để đảm báo sự công bằng cho các kỳ thi tuyển chọn nhân tài ra giúp nước, triều đình nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp giám sát các kỳ...

Ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng,...

Exit mobile version