Tả pín lù, tạp pín lù, tả pí lù, tạp pí lù, … là cách gọi mà người ta muốn diễn tả về những thứ hổ lốn, lai tạp, …

Thực ra, viết đúng phải là tả pín lù và cái ý diễn tả về những thứ hổ lốn, lai tạp chỉ là nghĩa phái sinh của từ này. Về từ nguyên, tả pín lù là tên của một món ăn được phiên âm từ tiếng Quảng Đông 打甂爐 (đọc là Dǎbiān lú – đả biên lô); trong đó, Pín 甂 là một loại nồi, còn  爐 là lò.

Tả pín lù 甂爐 là một phương thức nấu ăn sử dụng một cái nồi đặt trên cái lò, thức ăn còn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng.

Phương thức nấu ăn này vốn bắt nguồn từ thói quen ăn uống ngoài trời của người Mông Cổ và các bộ tộc người Hoa sống ở vùng biên thùy Trung – Mông. Vào mùa hè, họ lóc từng miếng thịt nhỏ ở các con vật khi săn bắt được, như dê, cừu hay bê, rồi nướng trên lửa để ăn ngay, không cần chế biến hay thêm thắt gia vị. Tuy nhiên, vào mùa đông, việc ăn uống kiểu đốt lửa như vậy tỏ ra rất bất tiện và thiếu sự đậm đà. Do đó, họ đã nghĩ ra một cách ăn món thịt vừa giữ được chất ngọt vừa tiện lợi. Món tả pín lù đã ra đời từ đó.

 Tả pín lù là gì
Món Cù Lao 

Món tả pín lù trước đây được người miền Tây hay gọi là món Cù Lao. Đây là món lẩu một thời buộc phải có trong đám cưới ở miền Tây, đến nỗi những thương hồ khi đi đò dọc theo sông thấy nhà nào kết cổng lá dừa đăng bảng vu qui là hỏi ghẹo: khi nào bay cho ăn Cù Lao?

Tóm lại, tả pín lù chẳng qua là một món ăn. Dần dà, tả pín lù được hiểu theo nghĩa phái sinh chỉ những thứ hổ lốn, lai tạp khiến nhiều người quên mất rằng vốn ban đầu nó chỉ là một thứ lẩu mà thôi.