Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao tướng Mỹ là người rời Afghanistan sau cùng

Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường.

Chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của quân đội Mỹ tại Afghanistan kết thúc với hình ảnh thiếu tướng Christopher Donahue, trong quân phục dã chiến và xách theo súng carbine M4, bước trên đường băng sân bay Kabul để lên vận tải cơ C-17 ngày 30/8.

Đại tá Joe Buccino, phát ngôn viên quân đoàn dù 18, cho biết tướng Donahue, người phụ trách đơn vị Mỹ hỗ trợ chiến dịch sơ tán ở sân bay Kabul, phải đảm bảo tất cả binh sĩ dưới quyền đã ở trên chiếc C-17 trước khi ông bước lên. Lục quân Mỹ cũng có quy định truyền thống rằng người lính cuối cùng rời đi phải là chỉ huy tại chỗ.

Chiến dịch di tản tại Afghanistan kéo dài hai tuần là đợt triển khai thực địa thứ hai của tướng Donahue sau khi ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ tại West Point năm 1992.

Wesley Morgan, tác giả cuốn sách về một chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan, cho biết Donahue từng chỉ huy một đội đặc nhiệm Delta làm nhiệm vụ tại quốc gia Trung Á này.

Thiếu tướng Christopher Donahue bước lên vận tải cơ C-17 rời khỏi sân bay Kabul, Afghanistan ngày 30/8. Ảnh: USCENTCOM.

Thiếu tướng Christopher Donahue bước lên vận tải cơ C-17 rời khỏi sân bay Kabul, Afghanistan ngày 30/8. Ảnh: USCENTCOM.

Ảnh tướng Donahue bước lên vận tải cơ C-17, được chụp bằng kính nhìn đêm của một binh sĩ dưới quyền, cho thấy thiếu tướng này mang theo trang bị không khác các đặc nhiệm bình thường, trên quân phục không có quân hàm hay dấu hiệu cho thấy ông là chỉ huy.

David Cotter, trưởng khoa lịch sử quân sự của Trường Sĩ quan Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Mỹ ở căn cứ Fort Leavenworth, bang Kansas cho biết việc tướng Donahue là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Afghanistan nằm trong truyền thống của quân chủng này.

“Trên chiến trường và trong chiến đấu, chỉ huy là người dùng bữa sau cùng, sau khi các binh sĩ dưới quyền đã được ăn”, Cotter nói. “Tương tự, xe tăng của chỉ huy là chiếc cuối cùng quay trở lại vùng an toàn và di chuyển phía sau đoàn xe”.

Tướng Donahua từng nhắc về truyền thống chỉ huy là người cuối cùng rời chiến trường của lục quân Mỹ trong một podcast phát hôm 17/6, khi đó ông khẳng định sư đoàn dù 82 “đang phát động nếp văn hóa mà theo đó mọi binh sĩ đều sống vì nhau”.

Tướng Donahue chỉ huy một tiểu đoàn và một lữ đoàn thuộc sư đoàn dù 82 tới Afghanistan để hỗ trợ chiến dịch di tản công dân Mỹ, Afghanistan và các nước khác rời quốc gia Trung Á.

Tướng Donahue và tham tán Mỹ tại Afghanistan Ross Wilson là hai người cuối cùng bước lên vận tải cơ C-17 của không quân Mỹ từ sân bay quốc tế Hamid Karzai hôm 30/8. Chiếc C-17 sau đó cất cánh, kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của Mỹ tại Afghanistan.

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

Thế nào là âm dương, ngũ hành?

1. Thế nào là "Âm dương"? Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của...

Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục

“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn...

Người Việt và thói nói một đàng, làm một nẻo

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện… Đàn ông Việt...

Sở, Ngô, Việt có phải tộc Việt không?

Các quốc gia Sở, Ngô, Việt, là các quốc gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, cũng đã có những giả thuyết cho rằng các quốc gia Sở, Ngô,...

Những người có công với sách cũ miền Nam

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Bí mật của bánh tét

Một trong những sở thích lạ đời của tôi là đi tìm “tiểu sử” của những món ăn truyền thống. Có những món đã được viết nhiều như phở, bánh...

Cùng ngắm nhìn thời trang xuống phố của phụ nữ Sài Thành xưa

Từng được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, thời trang của phụ nữ Sài Gòn xưa có nhiều thay đổi, phóng khoáng, “Tây” hơn và nhiều màu sắc hơn...

Độc lạ món bít tết dát vàng ở nhà hàng của “thánh rắc muối” Nusret Gökçe

Nusr-Et Steakhouse London là nhà hàng đầu tiên của đầu bếp Nusret Gökçe mở cửa tại London. Thương hiệu ẩm thực sang trọng thu hút giới siêu giàu và người...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Exit mobile version